Tuyen truyen suc khoe
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thạo |
Ngày 05/10/2018 |
77
Chia sẻ tài liệu: tuyen truyen suc khoe thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
SỨC KHỎE
Nhà có con nít phải cẩn trọng đồ điện
Không để dây điện vương vãi, che chắn ổ điện bằng đồ đạc cho khuất tầm nhìn của bé... là những cách cẩn trọng trong nhà bạn để giảm nguy cơ bị điện giật cho bé.
Dưới đây là những lời khuyên cách đảm bảo an toàn điện cho bé.
Điều cha mẹ nên làm - Bò quanh nhà (ngang bằng với tầm mắt của bé) để phát hiện những ổ điện, dây điện... có thể gây nguy hiểm cho bé.
- Băng (dán) kỹ những ổ điện không sử dụng.
- Thay thế những ổ điện, phích cắm hay dây điện hỏng hóc, nứt gãy...
- Tránh để đường dây điện trong nhà ở trạng thái trần. Nên làm mạch điện ngầm trong tường hoặc có ống nhựa bao bên ngoài. Cẩn thận với những ổ điện có thể tiếp xúc với nước như trong bếp hay nhà tắm.
- Đặt đồ nội thất (bàn, tủ, ghế, giường) phía trước ổ điện để che khuất tầm nhìn của bé.
- Cuộn lại những dây điện vương vãi để bé không thể kéo rồi nhai dây điện hoặc bị dây điện cuốn vào cổ, chân, tay...
- Kiểm tra hộp cầu chì trong nhà và biết cách ngắt mạch điện trong trường hợp khẩn cấp.
Những điều cha mẹ không nên làm - Cài đặt quá nhiều thiết bị điện với dây điện vướng víu trong phòng của bé.
- Để thiết bị điện ở gần bồn rửa, bồn tắm, nơic ó thể vô tình bị nước rơi vào.
- Trải thảm trên dây điện rồi cho bé ngồi chơi trên thảm.
- Treo dây điện lơ lửng trên đầu, nơi bé có thể kéo tay tới.
trò đùa nguy hiểm nên tránh với
Một số trò đùa có thể mang lại tiếng cười cho trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể gây nên những nguy hiểm mà người lớn không lường trước được.Dưới đây là một số trò đùa cha mẹ nên tránh để đảm bảo sự an toàn cho con.
Ném trẻ lên cao
Nhiều ông bố rất thích chơi trò tung hứng với con vì thấy mỗi lần làm vậy, bé đều cười rất tươi và tỏ ra vô cùng phấn khích. Thực tế, đây là một trò đùa được khuyến cáo là rất nguy hiểm và không nên chơi với trẻ nhỏ.
Khi ném trẻ lên cao, mặc dù trọng lượng của trẻ tương đối nhẹ, vậy nhưng nếu chẳng may bạn sẩy tay thì những thương tật gây ra cho trẻ thật khó mà tưởng tượng. Có nhiều trường hợp, trẻ bị chấn thương não hoặc nguy hiểm hơn là bị tử vong.
Nếu bạn có đỡ trúng em bé thì trọng lực của trẻ tác động vào đôi tay người lớn cũng dễ khiến bạn bị bong gân tay hay trật khớp. Đó là còn chưa kể tới trường hợp đôi tay của người lớn có thể chọc vào mắt hay các bộ phận khác trên cơ thể gây tổn thương cho trẻ.
Nắm lấy tay trẻ và lăng theo vòng tròn
Trẻ có thể rất hào hứng và thích thú mỗi khi được bạn nắm lấy hai tay và lăng bé quay 360 độ. Tuy nhiên trò chơi này có nguy cơ làm trẻ bị trật khớp cổ tay, sái tay hoặc chóng mặt, nôn mửa.
Thậm chí, rất nhiều trẻ nhỏ sau khi chơi trò này thường có những biểu hiện hoảng loạn, khóc lóc và hay giật mình. Đó chính là những chấn động tâm lý do sợ hãi.
Đây là trò chơi vô cùng nguy hiểm với trẻ vì vậy cha mẹ nên tránh, đặc biệt với những bé còn nhỏ. Đối với những trẻ lớn hơn 4 tuổi, cha mẹ có thể áp dụng trò này để giúp trẻ tập cân bằng tiền đình và giữ lực nắm ở tay như sau:
Cho trẻ bám vào tay người lớn hoặc ngược lại, sau đó quay 1 vòng, rồi 1 vòng ngược lại.
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn phải hết sức lưu ý để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi áp dụng trò này với con nhé!
Ném đồ ăn vào miệng trẻ
Vì muốn cho bé ăn, có nhiều người dùng cách dụ bé cười rồi thả đồ ăn vào miệng trẻ. Đây là hành động gây nguy hiểm tới tính mạng cho bé bởi lẽ, khi trẻ cười mà đồ ăn vào miệng, trẻ sẽ phản ứng đột ngột là hít vào để lấy không khí nên dễ bị nghẹn, sặc. Chính vì thế, người lớn tuyệt đối không nên cho trẻ ăn khi đang khóc hoặc đang cười.
Bóp mũi
Vì cố gắng làm cho bé cười hay muốn tạo ra cho bé những khuôn mặt ngộ nghĩnh để chụp ảnh, nhiều người lớn thường dùng tay của mình để kéo mũi trẻ lên cao hay bóp mũi trẻ lại. Đây là một trò chơi không được khuyến khích vì nó dễ khiến trẻ bị viêm niêm mạc mũi, giãn mạch máu, thậm chí hỏng màng nhầy dẫn đến giảm
Nhà có con nít phải cẩn trọng đồ điện
Không để dây điện vương vãi, che chắn ổ điện bằng đồ đạc cho khuất tầm nhìn của bé... là những cách cẩn trọng trong nhà bạn để giảm nguy cơ bị điện giật cho bé.
Dưới đây là những lời khuyên cách đảm bảo an toàn điện cho bé.
Điều cha mẹ nên làm - Bò quanh nhà (ngang bằng với tầm mắt của bé) để phát hiện những ổ điện, dây điện... có thể gây nguy hiểm cho bé.
- Băng (dán) kỹ những ổ điện không sử dụng.
- Thay thế những ổ điện, phích cắm hay dây điện hỏng hóc, nứt gãy...
- Tránh để đường dây điện trong nhà ở trạng thái trần. Nên làm mạch điện ngầm trong tường hoặc có ống nhựa bao bên ngoài. Cẩn thận với những ổ điện có thể tiếp xúc với nước như trong bếp hay nhà tắm.
- Đặt đồ nội thất (bàn, tủ, ghế, giường) phía trước ổ điện để che khuất tầm nhìn của bé.
- Cuộn lại những dây điện vương vãi để bé không thể kéo rồi nhai dây điện hoặc bị dây điện cuốn vào cổ, chân, tay...
- Kiểm tra hộp cầu chì trong nhà và biết cách ngắt mạch điện trong trường hợp khẩn cấp.
Những điều cha mẹ không nên làm - Cài đặt quá nhiều thiết bị điện với dây điện vướng víu trong phòng của bé.
- Để thiết bị điện ở gần bồn rửa, bồn tắm, nơic ó thể vô tình bị nước rơi vào.
- Trải thảm trên dây điện rồi cho bé ngồi chơi trên thảm.
- Treo dây điện lơ lửng trên đầu, nơi bé có thể kéo tay tới.
trò đùa nguy hiểm nên tránh với
Một số trò đùa có thể mang lại tiếng cười cho trẻ, tuy nhiên nó cũng có thể gây nên những nguy hiểm mà người lớn không lường trước được.Dưới đây là một số trò đùa cha mẹ nên tránh để đảm bảo sự an toàn cho con.
Ném trẻ lên cao
Nhiều ông bố rất thích chơi trò tung hứng với con vì thấy mỗi lần làm vậy, bé đều cười rất tươi và tỏ ra vô cùng phấn khích. Thực tế, đây là một trò đùa được khuyến cáo là rất nguy hiểm và không nên chơi với trẻ nhỏ.
Khi ném trẻ lên cao, mặc dù trọng lượng của trẻ tương đối nhẹ, vậy nhưng nếu chẳng may bạn sẩy tay thì những thương tật gây ra cho trẻ thật khó mà tưởng tượng. Có nhiều trường hợp, trẻ bị chấn thương não hoặc nguy hiểm hơn là bị tử vong.
Nếu bạn có đỡ trúng em bé thì trọng lực của trẻ tác động vào đôi tay người lớn cũng dễ khiến bạn bị bong gân tay hay trật khớp. Đó là còn chưa kể tới trường hợp đôi tay của người lớn có thể chọc vào mắt hay các bộ phận khác trên cơ thể gây tổn thương cho trẻ.
Nắm lấy tay trẻ và lăng theo vòng tròn
Trẻ có thể rất hào hứng và thích thú mỗi khi được bạn nắm lấy hai tay và lăng bé quay 360 độ. Tuy nhiên trò chơi này có nguy cơ làm trẻ bị trật khớp cổ tay, sái tay hoặc chóng mặt, nôn mửa.
Thậm chí, rất nhiều trẻ nhỏ sau khi chơi trò này thường có những biểu hiện hoảng loạn, khóc lóc và hay giật mình. Đó chính là những chấn động tâm lý do sợ hãi.
Đây là trò chơi vô cùng nguy hiểm với trẻ vì vậy cha mẹ nên tránh, đặc biệt với những bé còn nhỏ. Đối với những trẻ lớn hơn 4 tuổi, cha mẹ có thể áp dụng trò này để giúp trẻ tập cân bằng tiền đình và giữ lực nắm ở tay như sau:
Cho trẻ bám vào tay người lớn hoặc ngược lại, sau đó quay 1 vòng, rồi 1 vòng ngược lại.
Tuy nhiên, cha mẹ vẫn phải hết sức lưu ý để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi áp dụng trò này với con nhé!
Ném đồ ăn vào miệng trẻ
Vì muốn cho bé ăn, có nhiều người dùng cách dụ bé cười rồi thả đồ ăn vào miệng trẻ. Đây là hành động gây nguy hiểm tới tính mạng cho bé bởi lẽ, khi trẻ cười mà đồ ăn vào miệng, trẻ sẽ phản ứng đột ngột là hít vào để lấy không khí nên dễ bị nghẹn, sặc. Chính vì thế, người lớn tuyệt đối không nên cho trẻ ăn khi đang khóc hoặc đang cười.
Bóp mũi
Vì cố gắng làm cho bé cười hay muốn tạo ra cho bé những khuôn mặt ngộ nghĩnh để chụp ảnh, nhiều người lớn thường dùng tay của mình để kéo mũi trẻ lên cao hay bóp mũi trẻ lại. Đây là một trò chơi không được khuyến khích vì nó dễ khiến trẻ bị viêm niêm mạc mũi, giãn mạch máu, thậm chí hỏng màng nhầy dẫn đến giảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Thạo
Dung lượng: 1,22MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)