Tuyển tập các bài viết về quan hệ Việt - Lào
Chia sẻ bởi Phạm Trung Kiên |
Ngày 13/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Tuyển tập các bài viết về quan hệ Việt - Lào thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
BÀI DỰ THI : “TÌM HIỂU LỊCH SỬ QUAN HỆ ĐẶC BIỆT VIỆT NAM – LÀO, LÀO – VIỆT NAM ’’
Họ và Tên : Lê Xuân Thảo
Sinh Năm : 1960
Nơi công tác : Chi bộ 8 - Trường THCS Thanh Uyên
Chiến dịch Thượng Lào - Một biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt-Lào :
Trong lúc các Đại đoàn chủ lực 308, 312, 316, 304 và Trung đoàn bộ binh 148 chuẩn bị hành quân sang chiến trường Thượng Lào, ngày 3-4-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch. Bác căn dặn: “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước Bạn. Mà giúp nhân dân nước Bạn tức là mình tự giúp mình”
Thấm nhuần lời căn dặn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 8-4-1953, các đại đoàn chủ lực Việt Nam nhận lệnh hành quân sang chiến trường Thượng Lào theo ba cánh: Cánh chủ yếu gồm các Đại đoàn bộ binh 308, 312 (2 trung đoàn), 316 (1 trung đoàn), từ Mộc Châu theo đường 6 hành quân lên biên giới Việt-Lào sang Sầm Nưa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông cùng đi với các đại đoàn ở cánh chủ yếu sang Lào. Cánh thứ hai gồm Đại đoàn Bộ binh 304, từ Nghệ An theo đường số 7 tiến sang Xiêng Khoảng. Cùng đi theo cánh này về phía Lào có đồng chí Phu-mi Vông-vi-chít. Cánh thứ ba gồm Trung đoàn bộ binh 148, từ Điện Biên tiến vào lưu vực sông Nậm U. Trên cơ sở phương án tác chiến chiến dịch, các đơn vị của Việt Nam và Lào tham gia chiến dịch được giao nhiệm vụ tiến công theo ba hướng:
Trên hướng Sầm Nưa (hướng chủ yếu), phía Việt Nam có các Đại đoàn bộ binh 308, 312 (2 trung đoàn), 316 (1 trung đoàn), có nhiệm vụ đánh tập đoàn cứ điểm Sầm Nưa và Đoàn 80 quân tình nguyện Việt Nam (2 đại đội tập trung, 4 đại đội độc lập, 4 trung đội vũ trang tuyên truyền). Phía Lào có khoảng 500 bộ đội địa phương, trong đó có một đại đội tập trung của tỉnh Hủa Phăn và lực lượng dân quân du kích các huyện Xiềng Khọ, Mường Xon.
Trên hướng Xiêng Khoảng (hướng thứ yếu), phía Việt Nam có Đại đoàn bộ binh 304, có nhiệm vụ đánh vào thị xã Xiêng Khoảng và Đoàn 81 quân tình nguyện Việt Nam (gồm 1 đại đội tập trung, 4 đại đội độc lập, 1 trung đội vũ trang tuyên truyền). Phía Lào có khoảng 400 bộ đội địa phương và 1.400 dân quân du kích Mường Mộc và Bản Thín.
Trên hướng khu vực sông Nậm U thuộc tỉnh Luổng Phạ-bang (hướng phối hợp), có Trung đoàn bộ binh 148 (Quân khu Tây Bắc) và Đoàn 82 quân tình nguyện Việt Nam (4 đại đội độc lập). Phía Lào có 1 đại đội tập trung, 5 trung đội bộ đội địa phương và 300 du kích huyện Mường Ngòi.
Trong quá trình các đại đoàn chủ lực Việt Nam chia làm ba cánh hành quân từ Việt Nam sang chiến trường Thượng Lào, địch phát hiện lực lượng ta từ các ngả đang tiến về phía Sầm Nưa. Ngay sau khi nhận được báo cáo của Trung tá Man-phát-tơ, chỉ huy Phân khu Sầm Nưa, trưa 12-4-1953, Tướng Xa-lăng liền ra lệnh rút toàn bộ lực lượng khỏi Sầm Nưa hòng tránh bị tiêu diệt khi ta tiến công. Đêm 12-4, toàn bộ lực lượng địch gồm khoảng 1.900 quân lần lượt rút khỏi thị xã Sầm Nưa và đến trưa 13-4 thì rút hết về phía Mường Hàm.
Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào :
Một trong những nhân tố làm nên mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào-Việt Nam, đó chính là tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Những năm 1930 - 1939, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã hỗ trợ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước; tiếp đến là giúp nhau tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi (1939 - 1945) và liên minh Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975). Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang trang mới, từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền. Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
Họ và Tên : Lê Xuân Thảo
Sinh Năm : 1960
Nơi công tác : Chi bộ 8 - Trường THCS Thanh Uyên
Chiến dịch Thượng Lào - Một biểu tượng của liên minh chiến đấu Việt-Lào :
Trong lúc các Đại đoàn chủ lực 308, 312, 316, 304 và Trung đoàn bộ binh 148 chuẩn bị hành quân sang chiến trường Thượng Lào, ngày 3-4-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ tham gia chiến dịch. Bác căn dặn: “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước Bạn. Mà giúp nhân dân nước Bạn tức là mình tự giúp mình”
Thấm nhuần lời căn dặn thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 8-4-1953, các đại đoàn chủ lực Việt Nam nhận lệnh hành quân sang chiến trường Thượng Lào theo ba cánh: Cánh chủ yếu gồm các Đại đoàn bộ binh 308, 312 (2 trung đoàn), 316 (1 trung đoàn), từ Mộc Châu theo đường 6 hành quân lên biên giới Việt-Lào sang Sầm Nưa. Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông cùng đi với các đại đoàn ở cánh chủ yếu sang Lào. Cánh thứ hai gồm Đại đoàn Bộ binh 304, từ Nghệ An theo đường số 7 tiến sang Xiêng Khoảng. Cùng đi theo cánh này về phía Lào có đồng chí Phu-mi Vông-vi-chít. Cánh thứ ba gồm Trung đoàn bộ binh 148, từ Điện Biên tiến vào lưu vực sông Nậm U. Trên cơ sở phương án tác chiến chiến dịch, các đơn vị của Việt Nam và Lào tham gia chiến dịch được giao nhiệm vụ tiến công theo ba hướng:
Trên hướng Sầm Nưa (hướng chủ yếu), phía Việt Nam có các Đại đoàn bộ binh 308, 312 (2 trung đoàn), 316 (1 trung đoàn), có nhiệm vụ đánh tập đoàn cứ điểm Sầm Nưa và Đoàn 80 quân tình nguyện Việt Nam (2 đại đội tập trung, 4 đại đội độc lập, 4 trung đội vũ trang tuyên truyền). Phía Lào có khoảng 500 bộ đội địa phương, trong đó có một đại đội tập trung của tỉnh Hủa Phăn và lực lượng dân quân du kích các huyện Xiềng Khọ, Mường Xon.
Trên hướng Xiêng Khoảng (hướng thứ yếu), phía Việt Nam có Đại đoàn bộ binh 304, có nhiệm vụ đánh vào thị xã Xiêng Khoảng và Đoàn 81 quân tình nguyện Việt Nam (gồm 1 đại đội tập trung, 4 đại đội độc lập, 1 trung đội vũ trang tuyên truyền). Phía Lào có khoảng 400 bộ đội địa phương và 1.400 dân quân du kích Mường Mộc và Bản Thín.
Trên hướng khu vực sông Nậm U thuộc tỉnh Luổng Phạ-bang (hướng phối hợp), có Trung đoàn bộ binh 148 (Quân khu Tây Bắc) và Đoàn 82 quân tình nguyện Việt Nam (4 đại đội độc lập). Phía Lào có 1 đại đội tập trung, 5 trung đội bộ đội địa phương và 300 du kích huyện Mường Ngòi.
Trong quá trình các đại đoàn chủ lực Việt Nam chia làm ba cánh hành quân từ Việt Nam sang chiến trường Thượng Lào, địch phát hiện lực lượng ta từ các ngả đang tiến về phía Sầm Nưa. Ngay sau khi nhận được báo cáo của Trung tá Man-phát-tơ, chỉ huy Phân khu Sầm Nưa, trưa 12-4-1953, Tướng Xa-lăng liền ra lệnh rút toàn bộ lực lượng khỏi Sầm Nưa hòng tránh bị tiêu diệt khi ta tiến công. Đêm 12-4, toàn bộ lực lượng địch gồm khoảng 1.900 quân lần lượt rút khỏi thị xã Sầm Nưa và đến trưa 13-4 thì rút hết về phía Mường Hàm.
Tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai dân tộc Việt Nam – Lào :
Một trong những nhân tố làm nên mối quan hệ đặc biệt Việt Nam- Lào, Lào-Việt Nam, đó chính là tình cảm gắn bó keo sơn giữa hai Đảng, hai Nhà nước và hai dân tộc trong những năm tháng chiến tranh trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Những năm 1930 - 1939, các cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam và Lào đã hỗ trợ lẫn nhau, góp phần thúc đẩy sự phát triển phong trào cách mạng mỗi nước; tiếp đến là giúp nhau tiến hành cuộc vận động khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền thắng lợi (1939 - 1945) và liên minh Việt Nam-Lào, Lào-Việt Nam chiến đấu chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975). Sau năm 1975, quan hệ Việt Nam và Lào bước sang trang mới, từ liên minh chiến đấu chung một chiến hào sang hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia có độc lập chủ quyền. Đây là thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Trung Kiên
Dung lượng: 41,52KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)