Tuyển tập bao cao
Chia sẻ bởi hoathuytinh699 |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: tuyển tập bao cao thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 206
BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH KIẾN THỨC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI GIA ĐÌNH Ở TP ĐÀ NẴNG
SOME SOLUTIONS TO IMPROVE FOR PARENTS THE KNOWLEDGE IN CARING AND EDUCATING CHILDREN WITH INTELLECTUAL DISABILITIES AT FAMILY IN DA NANG
SVTH: NGUYỄN XUÂN VIỆT
Lớp : 04DB, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG
Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Một trong những khó khăn mà các gia đình có con bị khuyết tật đang gặp phải đó là thiếu kiến thức và kĩ năng chăm sóc - giáo dục trẻ. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng những kiến thức trong vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) ngay tại gia đình đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Đề tài này nghiên cứu thực trạng vấn đề kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình của các phụ huynh và đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng kiến thức cho họ.
SUMMARY
One of the difficulties which families have disabled children is have no enough knowledge and skills to care and educate the disable children. Thus, improving the knowledge in caring and educating children with intellectual disabilities at family becomes the pressing and necessary requirements of society. Research the topic, we aim as: Learn about the reality of caring and educating children with intellectual disabilities at family. On the basis of researching results, we give some solutions to improve for parents the knowledge in caring and educating children with intellectual disabilities at family
I. MỞ ĐẦU
Hiện nay, trẻ CPTTT vẫn là đối tượng thiệt thòi nhất trong những trẻ khuyết tật. Trong các nhà trường trẻ vẫn chưa được hoà nhập thật sự cả về thể chất và tâm hồn. Các em thường bị phân biệt đối xử, bị bạn bè trêu trọc, khinh ghét,…Nhiều trẻ vẫn chưa được đến trường và phần lớn trẻ được chăm sóc và giáo dục tại gia đình. Cộng đồng và chính bản thân các bậc cha mẹ nhận thức chưa đầy đủ và chính xác về trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng. Còn có nhiều quan điểm trái ngược nhau và chưa chính xác. Do đó có những thái độ và cách đối xử khác nhau, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chăm sóc, giáo dục cho trẻ. Cha mẹ là những người quan trọng nhất đối với trẻ nhất là trong những năm đầu đời. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT cho các bậc cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp bồi dưỡng cho các bậc phụ huynh kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình ở TP Đà Nẵng.”
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ mà hoạt động nhận thức bị huỷ hoại một cách bền vững do những tổn thương thực thể ở não; trẻ bị rối loạn tất cả các quá trình thần kinh - tâm lí, rối loạn hành vi thích ứng; chức năng trí tuệ dưới mức trung bình và xảy ra trước 18 tuổi.
- Gia đình là một trong những hình thức của đời sống nhân loại, gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi huyết thống, hôn nhân hoặc con nuôi. Các thành viên trong gia đình Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 207
có chung những mục tiêu, những giá trị. Họ có cùng trách nhiệm đối với các quyết định và có sự ràng buộc trong suốt cuộc đời.
1.1. Nguyên nhân dẫn đến CPTTT
Gồm 2 nhóm chính: Yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Ngoài ra tình trạng thiếu kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây ra CPTTT.
1.2. Các mức độ CPTTT
Có bốn mức độ CPTTT là: Nhẹ: chỉ số trí tuệ từ 50-55 tới xấp xỉ 70; Trung bình: chỉ số trí tuệ từ 35-40 tới 50-55; Nặng: chỉ số trí tuệ từ 20-25 tới 35-40; Rất nặng: chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25.
1.3. Đặc điểm trẻ CPTTT
Ngôn ngữ của trẻ CPTTT phát triển chậm, vốn từ rất nghèo nàn; Trẻ không nắm được các quy tắc ngữ pháp, phát âm không chuẩn, hay nói ngọng, chỉ nói được những câu đơn giản,…
Ở trẻ xuất hiện nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau: tự vệ-công kích, tự vệ-thụ động, “quá trẻ con”;Trẻ thường không có những khái niệm về bản thân, về những người xung quanh, trẻ không biết thiết lập mối quan hệ và bày tỏ thái độ tích cực của mình với người khác.
BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG CHO CÁC BẬC PHỤ HUYNH KIẾN THỨC CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ TẠI GIA ĐÌNH Ở TP ĐÀ NẴNG
SOME SOLUTIONS TO IMPROVE FOR PARENTS THE KNOWLEDGE IN CARING AND EDUCATING CHILDREN WITH INTELLECTUAL DISABILITIES AT FAMILY IN DA NANG
SVTH: NGUYỄN XUÂN VIỆT
Lớp : 04DB, Trường Đại học Sư phạm
GVHD: TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG
Khoa Tâm lý Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm
TÓM TẮT
Một trong những khó khăn mà các gia đình có con bị khuyết tật đang gặp phải đó là thiếu kiến thức và kĩ năng chăm sóc - giáo dục trẻ. Chính vì vậy, việc bồi dưỡng những kiến thức trong vấn đề chăm sóc - giáo dục trẻ chậm phát triển trí tuệ (CPTTT) ngay tại gia đình đang trở thành một nhu cầu cấp thiết của xã hội. Đề tài này nghiên cứu thực trạng vấn đề kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình của các phụ huynh và đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng kiến thức cho họ.
SUMMARY
One of the difficulties which families have disabled children is have no enough knowledge and skills to care and educate the disable children. Thus, improving the knowledge in caring and educating children with intellectual disabilities at family becomes the pressing and necessary requirements of society. Research the topic, we aim as: Learn about the reality of caring and educating children with intellectual disabilities at family. On the basis of researching results, we give some solutions to improve for parents the knowledge in caring and educating children with intellectual disabilities at family
I. MỞ ĐẦU
Hiện nay, trẻ CPTTT vẫn là đối tượng thiệt thòi nhất trong những trẻ khuyết tật. Trong các nhà trường trẻ vẫn chưa được hoà nhập thật sự cả về thể chất và tâm hồn. Các em thường bị phân biệt đối xử, bị bạn bè trêu trọc, khinh ghét,…Nhiều trẻ vẫn chưa được đến trường và phần lớn trẻ được chăm sóc và giáo dục tại gia đình. Cộng đồng và chính bản thân các bậc cha mẹ nhận thức chưa đầy đủ và chính xác về trẻ khuyết tật nói chung và trẻ CPTTT nói riêng. Còn có nhiều quan điểm trái ngược nhau và chưa chính xác. Do đó có những thái độ và cách đối xử khác nhau, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề chăm sóc, giáo dục cho trẻ. Cha mẹ là những người quan trọng nhất đối với trẻ nhất là trong những năm đầu đời. Vì vậy, việc nâng cao hiểu biết về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ CPTTT cho các bậc cha mẹ có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp bồi dưỡng cho các bậc phụ huynh kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ CPTTT tại gia đình ở TP Đà Nẵng.”
II. NỘI DUNG
1. Một số vấn đề lý luận
- Trẻ chậm phát triển trí tuệ là trẻ mà hoạt động nhận thức bị huỷ hoại một cách bền vững do những tổn thương thực thể ở não; trẻ bị rối loạn tất cả các quá trình thần kinh - tâm lí, rối loạn hành vi thích ứng; chức năng trí tuệ dưới mức trung bình và xảy ra trước 18 tuổi.
- Gia đình là một trong những hình thức của đời sống nhân loại, gia đình là một nhóm người có quan hệ với nhau bởi huyết thống, hôn nhân hoặc con nuôi. Các thành viên trong gia đình Tuyển tập Báo cáo “Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học” lần thứ 6 Đại học Đà Nẵng - 2008 207
có chung những mục tiêu, những giá trị. Họ có cùng trách nhiệm đối với các quyết định và có sự ràng buộc trong suốt cuộc đời.
1.1. Nguyên nhân dẫn đến CPTTT
Gồm 2 nhóm chính: Yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong. Ngoài ra tình trạng thiếu kích thích cũng là một trong những nguyên nhân gây ra CPTTT.
1.2. Các mức độ CPTTT
Có bốn mức độ CPTTT là: Nhẹ: chỉ số trí tuệ từ 50-55 tới xấp xỉ 70; Trung bình: chỉ số trí tuệ từ 35-40 tới 50-55; Nặng: chỉ số trí tuệ từ 20-25 tới 35-40; Rất nặng: chỉ số trí tuệ dưới 20 hoặc 25.
1.3. Đặc điểm trẻ CPTTT
Ngôn ngữ của trẻ CPTTT phát triển chậm, vốn từ rất nghèo nàn; Trẻ không nắm được các quy tắc ngữ pháp, phát âm không chuẩn, hay nói ngọng, chỉ nói được những câu đơn giản,…
Ở trẻ xuất hiện nhiều loại phản ứng mang tính xúc cảm khác nhau: tự vệ-công kích, tự vệ-thụ động, “quá trẻ con”;Trẻ thường không có những khái niệm về bản thân, về những người xung quanh, trẻ không biết thiết lập mối quan hệ và bày tỏ thái độ tích cực của mình với người khác.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: hoathuytinh699
Dung lượng: 57,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)