Tuần 4 đồ dùng gia đình

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thúy Lục | Ngày 05/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: tuần 4 đồ dùng gia đình thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

TUẦN 4 : ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH
YÊU CẦU CHUNG.
Trẻ biết được một số đồ dùng cần thiết có trong ngôi nhà như giường tủ, bàn ghế, ti vi , đồ dùng để ăn uống như bát đũa, soong lồi, chảo, bếp ga,….
Trẻ biết đó là ngững đồ dùng không thể thiếu trong mỗi ngôi nhà.
Trẻ biết dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, biết vệ sinh các đồ dùng của gia đình.
Trẻ biết có các đồ dùng khác nhau, biết trang trí nhà cửa cho gia đình, biết trang trí phòng ở của mình bằng nguyên vật liệu đơn giản dễ tìm kiếm.
Trẻ biết yêu quý gia đình, yêu quý ngôi nhà của mình.
ĐÓN TRẺ - CHƠI TỰ CHỌN - ĐIỂM DANH.
Cô đến trước vệ sinh phòng nhóm và mở cửa thông thoáng phòng nhóm.
Sắp xếp đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động phù hợp trong ngày.
Giáo viên đón trẻ tại cửa lớp với thái độ ân cần niềm nở, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập và sức khoẻ của trẻ.
Giới thiệu và trò chuyện với trẻ về chủ đề : “ Đồ dùng trong gia đình.”
Cho trẻ tự chọn đồ chơi và góc chơi cho mình. Cô bao quát và xử lý tình huống xảy ra.
Hết giờ nhắc trẻ cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng, để vào đúng nơi quy định.
Điểm danh trẻ theo sổ và cho trẻ ra sân tập thể dục buổi sáng.
THỂ DỤC SÁNG
Thứ 2, 4, 6 tập theo lời bài hát :
+ Nào chúng ta cùng tập thể dục.
+ Đu quay.
Thứ 3, 5 tập theo các động tác sau :
Hô hấp 2: Thổi bóng bay.
Tay vai 2: Hai tay đưa ra trước lên cao.
Chân 2: Ngồi khuỵu gối.
Bụng 3: Đứng nghiêng người sang 2 bên.
Bật 2: Bật tách và khép chân.
Trẻ tập các động tác theo cô
HOẠT ĐỘNG GÓC.
Hoạt động
Mục đích - yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành

1.Góc phân vai

Thoả mãn nhu cầu vui chơi cho trẻ
Trẻ biết chơi theo nhóm và biết liên kết các nhóm chơi với nhau
Biết tự phân vai chơi và tự thoả thuận cách chơi với bạn.
Trẻ nắm được 1 số công việc của vai chơi: mẹ đi chợ, nấu ăn, bác sĩ, dạy học...
Biết dùng đồ chơi thay thế khi chơi.
Đồ chơi gia đình. Đồ chơi bán hàng.
Đồ chơi bác sĩ.

1.Ôn định tổ chức và gây hứng thú cả lớp hát bài “ Nhà của tôi” .
Trò chuyện với trẻ về chủ đề qua nội dung bài hát.
Hỏi trẻ tên các góc chơi có trong lớp.
Lớp mình có những đồ chơi nào?ở góc chơi đó có những đồ chơi gì?
2.Hỏi ý định của trẻ:
Con thích chơi ở góc chơi nào?ở góc đó con sẽ chơi gì và chơi như thế nào?ai cũng thích chơi ở góc chơi đó?...
Hỏi ý định 3 – 4 trẻ.
3.Cho trẻ về góc chơi cô bao quát và xử lý tình huống xảy ra.
Nếu trẻ gặp khó khăn cô chơi cùng trẻ.
4.Nhận xét quá trình chơi.
Nhận xét góc có biểu hiện tan giã trước.
Nhận xét góc chính và đưa ra ý tưởng cho lần chơi sau.
Kết thúc


2. Góc xây dựng

Trẻ biết sử dụng các vật liệu khác nhau một cách phong phú để xây dựng ngôi nhà bé.
Biết sử dựng đồ chơi một cách sáng tạo và biết dùng đồ chơi thay thế.
Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình như kỹ sư, chỉ huy công trình.
Biết nhận xét ý tưởng sản phẩm của mình khi xây dựng.
Đồ chơi xây dựng, lắp ghép: hàng rào, gạch, cây xanh, thảm cỏ.


3.Góc nghệ thuật

Trẻ biết vẽ, tô màu… người thân trong gia đình và đồ dùng, dụng cụ theo nghề.
Biết vẽ, chọn màu và tô cho bức tranh nổi bật.
Hát múa các bài hát đã biết về chủ đề, chơi với các dụng cụ âm nhạc có trong lớp.
Đất nặn,sáp màu….
Một số bài hát trong chủ đề và dụng cụ âm nhạc.



4. Góc học tập

Trẻ biết xem tranh ảnh về gia đình.
Biết lật sách, lật vở.
Làm sách tranh bộ sưu tập tranh ảnh về gia đình.

Tranh ảnh về gia đình.
Lô tô, họa báo về gia đình…



5. Góc thiên nhiên
Trẻ biết cách chăm sóc cây ,nhổ cỏ, tưới nước, lau lá cây….
Cây xanh, , khăn lau lá, chậu nước……


HOẠT ĐỘNG VỆ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Thúy Lục
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)