Tư tưởng hồ chí minh
Chia sẻ bởi nguyễn tùng |
Ngày 05/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: tư tưởng hồ chí minh thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH PHÁT HUY SỨC MẠNH CỦA KHỐI “ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC” ĐÁP ỨNG YÊU CẦU THỜI KỲ MỚI
TS Lê Duy Chương
Học viện Chính trị quân sự
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho cách mạng, với những công lao to lớn cho sự phát triển của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã được UNESCO phong tặng danh hiệu kép “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người mãi mãi là tấm gương sáng, soi đường cho cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là: “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản và của cách mạng Việt Nam”1. Một trong những nét đặc sắc nổi bật được xem như phần kết tinh trong tư tưởng của Người là vấn đề: “sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng, lý luận và thực tiễn phong phú, đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng trong cách mạng: “Quần chúng ủng hộ chúng ta, sức mạnh của chúng ta là ở đó”2; là truyền thống yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng dân tộc Việt Nam được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong thời đại Hồ Chí Minh, tinh hoa truyền thống đoàn kết dân tộc được soi sáng bằng lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người khẳng định: “Phải tăng cường đoàn kết dân tộc, đây là một công tác rất quan trọng, có nội dung mới và rộng lớn”3.
Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đoàn kết thống nhất, bằng tư duy chính trị nhạy bén của một nhà cách mạng lỗi lạc, Người khẳng định:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công” 4.
Đây là tư tưởng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam và là quan điểm của Người về sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc một cách sâu sắc.
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạngChủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là tư tưởng nhất quán và xuyên suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, bởi theo Người: Sự nghiệp cách mạng tiêu diệt xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp là một “sự nghiệp khổng lồ” đầy gian khó, phức tạp, cần có sự phấn đấu không mệt mỏi, sự kiên trì và lòng dũng cảm, đức hy sinh của nhiều thế hệ cách mạng. Người chỉ rõ: “Đồng bào chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, phải tranh đấu đến kỳ cùng để mưu cầu tự do hạnh phúc cho dân tộc”5. Đoàn kết là một chính sách dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, dân tộc, giai cấp và xây dựng xã hội mới. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng, song đại đoàn kết dân tộc luôn là mục tiêu và là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu của cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Để giành độc lập dân tộc phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập dân tộc càng cần đoàn kết hơn”6.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy, có những triều đại đã nhìn nhận tiến bộ về vai trò quần chúng nhân dân và đánh giá được sức mạnh đoàn kết của nhân dân nên đã thực hiện được “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, đánh tan được nhiều quân xâm lược hùng mạnh nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt được tinh thần đoàn kết trong tiềm thức của dân tộc, Người nâng nó lên thành nhiệm vụ thiêng liêng, thành những chính sách cụ thể và luôn khẳng định như một nguyên lý và vận dụng nguyên lý ấy thành hành động thiết thực, khiến cho vấn đề “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” không còn là lời kêu gọi đơn thuần mà trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức.
Đại đoàn kết dân tộc chính là đại đoàn kết toàn dân
Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng,
TS Lê Duy Chương
Học viện Chính trị quân sự
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho cách mạng, với những công lao to lớn cho sự phát triển của dân tộc và thời đại, Hồ Chí Minh đã được UNESCO phong tặng danh hiệu kép “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới”. Cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Người mãi mãi là tấm gương sáng, soi đường cho cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô giá của Đảng và dân tộc ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh là: “hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản và của cách mạng Việt Nam”1. Một trong những nét đặc sắc nổi bật được xem như phần kết tinh trong tư tưởng của Người là vấn đề: “sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng, lý luận và thực tiễn phong phú, đó là quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của quần chúng trong cách mạng: “Quần chúng ủng hộ chúng ta, sức mạnh của chúng ta là ở đó”2; là truyền thống yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng dân tộc Việt Nam được đúc kết qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong thời đại Hồ Chí Minh, tinh hoa truyền thống đoàn kết dân tộc được soi sáng bằng lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin. Người khẳng định: “Phải tăng cường đoàn kết dân tộc, đây là một công tác rất quan trọng, có nội dung mới và rộng lớn”3.
Cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về đoàn kết thống nhất, bằng tư duy chính trị nhạy bén của một nhà cách mạng lỗi lạc, Người khẳng định:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công” 4.
Đây là tư tưởng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam và là quan điểm của Người về sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc một cách sâu sắc.
Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, quyết định thành công của cách mạngChủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, là tư tưởng nhất quán và xuyên suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, bởi theo Người: Sự nghiệp cách mạng tiêu diệt xã hội cũ, xây dựng xã hội mới với những lý tưởng và khát vọng cao đẹp là một “sự nghiệp khổng lồ” đầy gian khó, phức tạp, cần có sự phấn đấu không mệt mỏi, sự kiên trì và lòng dũng cảm, đức hy sinh của nhiều thế hệ cách mạng. Người chỉ rõ: “Đồng bào chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ, phải tranh đấu đến kỳ cùng để mưu cầu tự do hạnh phúc cho dân tộc”5. Đoàn kết là một chính sách dân tộc không phải là một thủ đoạn chính trị. Đó là chiến lược tập hợp lực lượng nhằm tạo thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù, dân tộc, giai cấp và xây dựng xã hội mới. Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng, song đại đoàn kết dân tộc luôn là mục tiêu và là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu của cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng: “Để giành độc lập dân tộc phải đoàn kết, bây giờ để giữ lấy nền độc lập dân tộc càng cần đoàn kết hơn”6.
Thực tiễn lịch sử Việt Nam cho thấy, có những triều đại đã nhìn nhận tiến bộ về vai trò quần chúng nhân dân và đánh giá được sức mạnh đoàn kết của nhân dân nên đã thực hiện được “vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, đánh tan được nhiều quân xâm lược hùng mạnh nhất. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm bắt được tinh thần đoàn kết trong tiềm thức của dân tộc, Người nâng nó lên thành nhiệm vụ thiêng liêng, thành những chính sách cụ thể và luôn khẳng định như một nguyên lý và vận dụng nguyên lý ấy thành hành động thiết thực, khiến cho vấn đề “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết” không còn là lời kêu gọi đơn thuần mà trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức.
Đại đoàn kết dân tộc chính là đại đoàn kết toàn dân
Hồ Chí Minh khẳng định, nhân dân có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: nguyễn tùng
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)