TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Bích Trâm |
Ngày 05/10/2018 |
52
Chia sẻ tài liệu: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
“Tư tưởng Hồ Chí Minh” là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
...Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
II. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Điều kiện lịch sử- xã hội, gia đình, thời đại:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay.
a. Điều kiện lịch sử.
- Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực,... ở Nam bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng... ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích... ở miền Bắc. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên đều thất bại.
- Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách của của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc tác động vào Việt Nam. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội... do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt, nhưng do bất cập trước lịch sử, nên không tránh khỏi thật bại.
- Những năm đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Trường Đông Kinh Nghĩa thục bị đóng cửa (tháng 12- 1907; cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (tháng 4 – 1908); vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và bị tàn sát (tháng 6-1908); căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (tháng 01 – 1909); phong trào Đông Du bị tan rã, Phan bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (tháng 02-1909); các lãnh tụ của phong trào Duy Tân trung kỳ, người bị lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi..), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...). Tình hình đó cho thấy, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.
b. Quê hương, gia đình.
- Quê hương.
Nghệ Tĩnh, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Nơi đây đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu...
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường cách mạng mới để cứu dân, cứu nước.
...Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
II. Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh:
1. Điều kiện lịch sử- xã hội, gia đình, thời đại:
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam, ra đời do yêu cầu khách quan, đáp ứng những nhu cầu bức thiết do cách mạng Việt Nam đặt ra từ đầu thế kỷ XX đến nay.
a. Điều kiện lịch sử.
- Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược. Các phong trào vũ trang kháng chiến chống Pháp liên tục nổi lên, dâng cao và lan rộng trong cả nước: từ Trương Định, Nguyễn Trung Trực,... ở Nam bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng... ở miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích... ở miền Bắc. Tuy nhiên, do chưa có một đường lối kháng chiến rõ ràng, dựa trên ý thức hệ phong kiến, nên đều thất bại.
- Bước sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam bắt đầu có sự biến chuyển và phân hóa, tầng lớp tiểu tư sản và mầm mống của giai cấp tư bản bắt đầu xuất hiện, ảnh hưởng của cuộc vận động cải cách của của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc tác động vào Việt Nam. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản với sự xuất hiện của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội... do các sĩ phu phong kiến có tư tưởng duy tân truyền bá và dẫn dắt, nhưng do bất cập trước lịch sử, nên không tránh khỏi thật bại.
- Những năm đầu thế kỷ XX thực dân Pháp thẳng tay đàn áp các phong trào yêu nước của nhân dân ta. Trường Đông Kinh Nghĩa thục bị đóng cửa (tháng 12- 1907; cuộc biểu tình chống sưu thuế ở Huế và các tỉnh miền Trung bị đàn áp (tháng 4 – 1908); vụ Hà Thành đầu độc bị thất bại và bị tàn sát (tháng 6-1908); căn cứ nghĩa quân Yên Thế bị bao vây và đánh phá (tháng 01 – 1909); phong trào Đông Du bị tan rã, Phan bội Châu và các đồng chí của ông bị trục xuất khỏi nước Nhật (tháng 02-1909); các lãnh tụ của phong trào Duy Tân trung kỳ, người bị lên máy chém (Trần Quý Cáp, Nguyễn Hằng Chi..), người bị đày ra Côn Đảo (Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn...). Tình hình đó cho thấy, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.
b. Quê hương, gia đình.
- Quê hương.
Nghệ Tĩnh, quê hương của Hồ Chí Minh là mảnh đất giàu truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm. Nơi đây đã nuôi dưỡng nhiều anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu...
Từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã đau xót chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương. Những tội ác của bọn thực dân và thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại Nam triều đã thôi thúc Người ra đi tìm một con đường cách mạng mới để cứu dân, cứu nước.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Bích Trâm
Dung lượng: 73,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)