Truyện thỏ con không vâng lời mẹ_ giáo án dạy giỏi
Chia sẻ bởi Quang Tung |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: truyện thỏ con không vâng lời mẹ_ giáo án dạy giỏi thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỐ TRẠCH
TRƯỜNG MẦM NON BẮC TRẠCH
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Chủ điểm: Các cô bác trong trường mầm non
LVPTNN: Truyện “Thỏ con không vâng lời ”
Độ tuổi: 24 – 36 tháng
Thời gian: 15 phút
Ngày soạn: 11 / 11 /2015
Ngày dạy: 13 /11 /2015
Người thực hiện: Trần Thị Huế
Năm học 2015- 2016
Nội dung
Mục tiêu
Phương pháp và hình thức tổ chức
Thứ 6 13/11/2015
LVPTNN
(văn học)
Truyện:
“Thỏ con không vâng lời”
- Trẻ biết tên truyện “thỏ con không vâng lời, trẻ biết tên các nhân vật (Thỏ con, Thỏ mẹ, Bác gấu, bạn Bướm )
- Giúp trẻ hiểu nội dung câu truyện “Thỏ con không vâng lời”.
- Giúp trẻ trả lời trọn câu, đủ ý.
- Giáo dục trẻ biết vâng lời người lớn.
- Trên 90% trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
I. Chuẩn bị:
- Tranh truyện: Thỏ con không vâng lời
- Sa bàn , rối có các con vật: Thỏ con, Thỏ mẹ, Bác gấu, Bướm.
- Bố trí đội hình hợp lý.
II. Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Ổn định tổ chức gây hứng thú
Xin chào các bé đến với chương trình “bé yêu chuyện cổ tích”.Đến với chương trình hôm nay còn có các cô về dự giờ thăm lớp chúng mình đấy.Cả lớp vỗ tay để chào đón các cô nào!
- Thỏ xuất hiện và nói: Chào các bạn nhỏ! Các bạn có biết tôi là ai không? (Trẻ trả lời)
- Các cháu ạ! Có một câu chuyện kể về một bạn Thỏ con ở nhà một mình khi mẹ vắng nhà. Để biết điều gì xảy ra với bạn ấy thì cô mời các cháu cùng lắng nghe cô kể chuyện “Thỏ con không vâng lời”.
*Hoạt động 2: Kể chuyện, trích dẫn đàm thoại.
a, Kể chuyện:
- Cô kể lần 1: Kết hợp sa bàn.
+ Cô vừa kể cho các cháu nghe câu chuyện “Thỏ con không vâng lời”.
- Cô kể lần 2: Kết hợp cho trẻ xem tranh minh họa câu chuyện.
- Cô vừa kể cho cháu nghe câu chuyện gì? (Thỏ con không vâng lời)
- Trong câu chuyện có những ai? (Thỏ con, Thỏ mẹ, Bác gấu, Bạn Bướm )
b,Trích dẫn đàm thoại:
- Đoạn 1: Kể về một bạn Thỏ con vì không nghe lời mẹ dặn mà đi chơi xa nên bị lạc đường.
“ Một hôm…quên cả lối về nhà”
+ Thỏ mẹ đã dặn Thỏ con điều gì? ( Không đi chơi xa)
+ Ai đã gọi Thỏ con đi chơi? (Bạn Bướm)
+ Bạn Thỏ con đã xảy ra chuyện gì khi đi chơi xa? (Bị lạc đường)
+ Khi bị lạc thỏ con khóc như thế nào? (Thỏ con đã khóc: Hu hu! Mẹ ơi! Mẹ ơi!). Cho trẻ bắt chước thỏ khóc.
- Đoạn 2: Kể về Bác Gấu tốt bụng đã dẫn Thỏ về nhà và Thỏ con đã biết nhận ra lỗi của mình.
Cô trích dẫn “Bác gấu đi qua… đến hết”.
+ Ai đã giúp Thỏ con về nhà? (Bác Gấu)
+ Về đến nhà thỏ con đã nói gì với mẹ ? ( xin lỗi mẹ)
- Giáo dục: Các con phải biết nghe lời của ông bà,ba mẹ , cô giáo của mình, biết xin phép người lớn khi đi chơi, muốn đi chơi xa phải đi cùng người thân của mình nhé.
* Hoạt động 3: Cho trẻ xem rối kịch
- Cô kể lần 3 kết hợp với rối tay.
- Bạn nào giỏi nhắc lại cho cô biết cô vừa kể xong câu chuyện gì? (Trẻ trả lời)
III. Kết thúc:
- Cô khen ngợi, tuyên dương trẻ.
- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “ Trời nắng trời mưa” và ra ngoài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Quang Tung
Dung lượng: 294,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)