Trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo
Chia sẻ bởi h moi nie |
Ngày 05/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: trò chơi học tập cho trẻ mẫu giáo thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
CÁ SẤU LÊN BỜ
Đặc điểm trò chơi: Chơi tập thể nhóm, đội. Luyện tập phản xạ nhanh nhẹn. Cần một sân chơi vừa đủ, khoảng 20m2. Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Người “bị” sẽ làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới nước. ( Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch) Những người còn lại đứng ngoài hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “ các sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì. Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc“chảy nước mắt cá sấu” hay mệt quá thì thôi. Trò chơi lại quay về lại ban đầu để tìm con cá sấu khác ( Theo 100 Trò chơi Dân gian Việt Nam- NXB Trẻ)
CHIM ĐỔI LÒNG
1. CHUẨN BỊ - Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi. - Phấn vẽ các vòng tròn làm lồng chim. 2. CÁCH CHƠI: có 2 cách chơi Cách 1: - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm từ 13 – 15 trẻ). Mỗi trẻ đứng thành một vòng tròn (lồng) (số vòng ít hơn số số trẻ là 1). - Trẻ đứng ngoài cho tín hiệu “đổi lồng” và chạy đi tìm lồng cho mình. Tất cả trẻ trong lồng phải chạy đổi lồng cho nhau. Trẻ nào không tìm được lồng phải đứng ngoài cho tín hiệu tiếp theo. Cách 2: - Hai trẻ đứng đối diện nhau cầm 2 tay nhau giơ cao lên làm lồng. Mỗi lồng có một trẻ làm chim. (Số lồng ít hơn số chim là 1). Trẻ chưa có lồng đứng ngoài cho tín hiệu. - Khi có tín hiệu “đổi chim”, tất cả chim trong lồng phải chạy và tìm lồng khác. Khi nghe tín hiệu “đổi lồng”, tất cả chim đứng yên , hai trẻ làm lồng phải chạy đi tìm chim khác cho lồng của mình. Trẻ nào không tìm được lồng phải làm người cho tín hiệu. * Yêu cầu: - Cho trẻ chơi liên tục trong vòng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Hoc tap
Trò chơi học tập
Mục đích - Củng cố biểu tượng của các con vật. - Phát triển ngôn ngữ miêu tả, khả năng tư duy của trẻ.
Chuẩn bị - Không gian chơi rộng rãi, thoáng mát.
Cách chơi - Có thể chơi theo hình thức nối vòng hoặc chia thành hai tổ. Cứ một trẻ miêu tả đặc điểm của con vật, một trẻ đoán tên con vật. - Ví dụ: 1 trẻ miêu tả: Con vật này có hai tai to như hai cái quạt, có vòi dài; Còn trẻ kia đoán: Là con voi,...
(Trò chơi, Thí Nghiệm "Tìm hiểu môi trường thiên nhiên", Trẻ 5-6 Tuổi, NXB GD Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền)
Nhìn Hành Động Đoán Tên Con Vật
Mục đích - Củng cố sự nhận biết của trẻ về các con vật thông qua vận động của chúng. - Rèn luyện trẻ kĩ năng phân tích và làm việc theo nhóm.
Chuẩn bị - Trẻ có tâm thế thoải máí. - Các bông hoa nhỏ bằng giấy hoặc nhựa với các màu sắc khác nhau (đỏ, vàng) để tính điểm cho các đội khi đoán đúng tên con vật.
Cách chơi - Cô chia lớp thành hai đội chơi (mỗ đội khoảng 6-8 trẻ), những trẻ còn lại làm cổ động viên vào lượt sau sẽ được chơi. Một đội mô phỏng hành động của con vật, đội kia phải quan sát và đoán đúng tên con vật mà đội bạn vừa mô phỏng. đội sau không được mô phỏng lại hành động của con vật mà đội trước đã mô phỏng. Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào sẽ làm động tác trước. Để đưa ra được hành động mô phỏng vận động của con vật, các trẻ trong đội sẽ phải thảo luận với nhau để đi đến thống nhất xem mô phỏng về con vật nào. Đội bạn, sau khi quan sát, cũng cần thảo luận để đưa ra câu thảo luận cho chính xác.
(Trò chơi, Thí Nghiệm "Tìm hiểu môi trường thiên nhiên", Trẻ 5-6 Tuổi, NXB GD Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền)
Con Thiếu Cái Gì
Đặc điểm trò chơi: Chơi tập thể nhóm, đội. Luyện tập phản xạ nhanh nhẹn. Cần một sân chơi vừa đủ, khoảng 20m2. Cách chơi: Vạch 2 đường vạch cách nhau từ 3m trở lên tùy độ tuổi của nhóm chơi làm bờ. Người “bị” sẽ làm cá sấu đi lại ở giữa 2 vạch đó và tìm bắt người ở dưới nước hoặc có một chân ở dưới nước. ( Tức thò 1 chân ra khỏi vạch hay nhảy ra khỏi vạch) Những người còn lại đứng ngoài hai bên vạch, nghĩa là đứng trên bờ vừa chọc tức cá sấu bằng cách đợi các sấu ở xa thì thò một chân xuống nước vừa vỗ tay hát “ các sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì lại nhảy lên bờ. Người nào nhảy lên không kịp bị cá sấu bắt được phải thay làm các sấu. Nếu cá sấu bắt được một lúc hai người, thì 2 người đó sẽ xác định ai sẽ làm cá sấu qua trò chơi oẳn tù tì. Nếu cá sấu không nhanh nhẹn khi bắt người khác thay thế thì bị làm cá sấu đến lúc“chảy nước mắt cá sấu” hay mệt quá thì thôi. Trò chơi lại quay về lại ban đầu để tìm con cá sấu khác ( Theo 100 Trò chơi Dân gian Việt Nam- NXB Trẻ)
CHIM ĐỔI LÒNG
1. CHUẨN BỊ - Sân bãi bằng phẳng, rộng rãi. - Phấn vẽ các vòng tròn làm lồng chim. 2. CÁCH CHƠI: có 2 cách chơi Cách 1: - Chia trẻ thành các nhóm (mỗi nhóm từ 13 – 15 trẻ). Mỗi trẻ đứng thành một vòng tròn (lồng) (số vòng ít hơn số số trẻ là 1). - Trẻ đứng ngoài cho tín hiệu “đổi lồng” và chạy đi tìm lồng cho mình. Tất cả trẻ trong lồng phải chạy đổi lồng cho nhau. Trẻ nào không tìm được lồng phải đứng ngoài cho tín hiệu tiếp theo. Cách 2: - Hai trẻ đứng đối diện nhau cầm 2 tay nhau giơ cao lên làm lồng. Mỗi lồng có một trẻ làm chim. (Số lồng ít hơn số chim là 1). Trẻ chưa có lồng đứng ngoài cho tín hiệu. - Khi có tín hiệu “đổi chim”, tất cả chim trong lồng phải chạy và tìm lồng khác. Khi nghe tín hiệu “đổi lồng”, tất cả chim đứng yên , hai trẻ làm lồng phải chạy đi tìm chim khác cho lồng của mình. Trẻ nào không tìm được lồng phải làm người cho tín hiệu. * Yêu cầu: - Cho trẻ chơi liên tục trong vòng 10 – 15 phút không hạn chế số lần chơi của trẻ.
Hoc tap
Trò chơi học tập
Mục đích - Củng cố biểu tượng của các con vật. - Phát triển ngôn ngữ miêu tả, khả năng tư duy của trẻ.
Chuẩn bị - Không gian chơi rộng rãi, thoáng mát.
Cách chơi - Có thể chơi theo hình thức nối vòng hoặc chia thành hai tổ. Cứ một trẻ miêu tả đặc điểm của con vật, một trẻ đoán tên con vật. - Ví dụ: 1 trẻ miêu tả: Con vật này có hai tai to như hai cái quạt, có vòi dài; Còn trẻ kia đoán: Là con voi,...
(Trò chơi, Thí Nghiệm "Tìm hiểu môi trường thiên nhiên", Trẻ 5-6 Tuổi, NXB GD Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền)
Nhìn Hành Động Đoán Tên Con Vật
Mục đích - Củng cố sự nhận biết của trẻ về các con vật thông qua vận động của chúng. - Rèn luyện trẻ kĩ năng phân tích và làm việc theo nhóm.
Chuẩn bị - Trẻ có tâm thế thoải máí. - Các bông hoa nhỏ bằng giấy hoặc nhựa với các màu sắc khác nhau (đỏ, vàng) để tính điểm cho các đội khi đoán đúng tên con vật.
Cách chơi - Cô chia lớp thành hai đội chơi (mỗ đội khoảng 6-8 trẻ), những trẻ còn lại làm cổ động viên vào lượt sau sẽ được chơi. Một đội mô phỏng hành động của con vật, đội kia phải quan sát và đoán đúng tên con vật mà đội bạn vừa mô phỏng. đội sau không được mô phỏng lại hành động của con vật mà đội trước đã mô phỏng. Hai đội sẽ bắt thăm xem đội nào sẽ làm động tác trước. Để đưa ra được hành động mô phỏng vận động của con vật, các trẻ trong đội sẽ phải thảo luận với nhau để đi đến thống nhất xem mô phỏng về con vật nào. Đội bạn, sau khi quan sát, cũng cần thảo luận để đưa ra câu thảo luận cho chính xác.
(Trò chơi, Thí Nghiệm "Tìm hiểu môi trường thiên nhiên", Trẻ 5-6 Tuổi, NXB GD Việt Nam, Nguyễn Thị Thu Hiền)
Con Thiếu Cái Gì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: h moi nie
Dung lượng: 261,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)