Tôi Là Ai ?

Chia sẻ bởi Lê Thị Oanh | Ngày 05/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Tôi Là Ai ? thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:











Phát triển nhận thức
- Biết tên mình, giới tính, ngày sinh nhật,...
- Trẻ biết được cơ thể mình gồm có bộ phận nào? (mắt, mũi, tay,...)
- Biết tên, lợi ích của các bộ phận trên cơ thể.
- Biết lợi ích của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
TH: Tô màu cho các vật dụng

Phát triển ngôn ngữ
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ của mình để nói về các bộ phận trên cơ thể.
- Phát triển kỹ năng giao tiếp qua trò chuyện, đọc thơ.
- Mạnh dạn giao tiếp bằng lời nói với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. Trẻ biết sũ dụng các từ để biểu thị sự lễ phép.
LQVH – PTNN
Trò chuyện về bản thân bé

Phát triển thể chất
- Phát triển các cơ tay qua các hoạt động: tô màu, vẽ, nặn,...
- Phát triển các cơ qua các bài tập vận động: thể dục sáng, trò chơi vận động, trò chơi dân gian,...
- Tập làm một số công việc đơn giản như: nhặt bỏ rác đúng nơi quy định, biết trồng cây, tưới cây,...
TDS: Thở 1, tay , BL 1, chân 1, bật.
TDGH: Đi và làm theo người dẫn đầu
- Trẻ gọi tên được các bộ phận của cơ thể.
- Khi trẻ ném biết ném thẳng về phía trước.

Phát triển tình cảm xã hội thẫm mĩ
- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường, biết để rác đúng nơi quy định.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh thân thể.
- Trẻ biết yêu quý cái đẹp, có nhu cầu làm đẹp và tạo ra cái đẹp.
- Trẻ thể hiện cảm xúc của mình qua các bài hát, bài thơ về chủ đề bản thân.
- Tham gia cùng cô sắp xếp và vệ sinh đồ dùng trong lớp học.
- Nghe hát, đọc thơ, ca dao,... Nói về cơ thể bé.
- Xem hình ảnh về các đồ dùng trong học tập và bạn bè trong lớp.



HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG YÊU CẦU
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
BỔ SUNG

I. ĐÓN TRẺ:
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân.
- Trò chuyện về cơ thể của trẻ có những bộ phận cơ thể nào.
- Nhắc nhỡ trẻ chào hỏi khi đến lớp và ra về.
- Cô tác phong gọn gàng đứng trước lớp, trẻ đến cô dẫn vào cho trẻ quan sát gốc nỗi bật của chủ đề, xem tranh về chủ đề.
- Cô trao đỗi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ.
- Trò chuyện với trẻ, nhắc trẻ khi đến lớp phải biết chào cô, chơi với bạn không được đánh bạn, dành đồ chơi với bạn. Luôn giữ vệ sinh thân thể, không để móng tay dài.


II. THỂ DỤC SÁNG:
Thở 1, tay , BL 1, chân 1, bật.
- Trẻ được làm quen với bài tập thể dục sáng.
- Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng, linh hoạt.
- Giáo dục trẻ có thói quen tập thể dục sáng.
* Chuẩn Bị: Sân tập rộng rãi.
* Hướng Dẫn:
1.Khởi Động: Cho trẻ đi thành vòng tròn kết hợp đi các kiểu, thực hiện động tác hô hấp:
+ Thực hiện: Đi thường - đi bằng mũi chân - đi thường - đi bằng gót chân - đi thường - đi bằng mép chân - chạy chậm - chạy nhanh.
+ Thực hiện: Động tác hô hấp "Láy Máy Bay".
+ Đội hình vòng tròn đổi thành 3 hàng dọc.
2.Trọng Động: Bài tập phát triển chung.
Động tác thở: đưa tay ra vờ “ngửi hoa”, sau đó đưa 2 tay lên mũi hít thật sâu. Cô nói “thơm quá”, trẻ đưa 2 tay ra ngang và thở ra.
Động tác tay – vai: Đưa hai tay ra trước.
TTCB: Đứng tự nhiên tay thả xuôi.
+ Nhịp 1: Đưa hai tay ra trước lòng bàn tay sấp song song với mặt đất.
+ Nhịp 2: Về TTCB.
Động tác chân: Kiểng gót, hạ gót.
TTCB: Cho trẻ đứng khép chân, tay chống hông.
+ Nhịp 1: Đứng kiểng chân.
+ Nhịp 2: Về TTCB.
Bụng lườn: Gà mổ thóc.
TTCB: Trẻ đứng tự nhiên (chân rộng bằng vai) tay thả xuôi, đầu không cúi.
TH: Cho trẻ cúi người về phía trước, tay gõ gõ đầu gối và nói (tục tục), sau đó đứng thẳng về TTCB.
Động tác bật: Bật tại chỗ.
TTCB: Hai tay chống hông chân khép.
TH
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Oanh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)