Toán MN

Chia sẻ bởi Quach Anh | Ngày 05/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: toán MN thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:





























TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
LỚP : DGM 3081
NHÓM 8

Các thành viên trong nhóm
1- Lê Thị Thanh Tú
2- Nguyễn Thị Hồng Thúy
3- Nguyễn Thị Kim Oanh
4-Trần Thị Thùy Trang
5-Trần Thị Mỹ Hà
6-Nguyễn Thị Ngọc Bạch
7-Hoàng Thị Hương Giang
8-Lư Hồng Anh Vân
Cảm nhận độ dài của thời gian
Lý Do Chọn Đề Tài:
Sự nhận thức và cảm nhận về thời gian của trẻ Mầm Non chưa chính xác Trẻ thường hay nhầm lẫn giữa: “Hôm qua, với hôm nay và ngày mai, bây giờ và lát nữa…”. Đối với trẻ mầm non thời gian rất trừu tượng vì trẻ không thể nhìn thấy được mà chỉ nhận biết chúng thông qua sự biến đổi của sự vật, hiện tượng trong thế giới xung quanh khi tham gia hoạt động .Vì thế việc hướng dẫn trẻ nắm bắt được các khái niệm về thời gian là cách giúp trẻ phát triển tư duy , trí nhớ, kĩ năng ngôn ngữ và có ý thức tự lập. Đó là lí do mà chúng tôi chọn đề tài dạy trẻ: “Cảm nhận độ dài của thời gian”.
Khái niệm :
Thời gian là một thành phần của một hệ thống đo lường,được dùng để diển tả trình tự xãy ra của các sự kiện,để so sánh độ dài các sự kiện khoảng cách giữa chúng ,để lượng hóa chuyển động của các đối tượng.
Thời gian được tính bằng năm, tháng,tuần, ngày,giờ, phút, giây……Các đơn vị thời gian thông dụng khác được định nghĩa dựa trên khái niệm giây như sau : 1 phút = 60 giây; 1 giờ = 60 phút; 1 ngày = 24 giờ; …(theo bách khoa toàn thư)

Ở mỗi độ tuổi, bé lại có những khám phá riêng về thời gian.
Dưới 12 tháng tuổi
Bộ não chưa hoàn thiện nên bé chưa hiểu khái niệm về các mốc
thời gian. Bé chỉ có thể cảm nhận được lúc mình đói, muốn ăn hay
đi ngủ. Vì thế, bạn có thể cho con làm quen các cụm từ chỉ thời
gian qua các bài hát ru.
12-15 tháng tuổi
Lúc này, bé có thể hiểu được một cách đơn giản ý nghĩa của các
con số. Chẳng hạn, khi bé đánh rơi 2 chiếc cốc xuống sàn và bạn
nhắc bé: “Nhặt cả 2 cái lên, con”. Nhận biết được các con số là
bước khởi đầu để bé làm quen với khái niệm về thời gian. Bạn có
thể dạy bé biết đếm số theo đúng thứ tự 1-2-3 khi sắp xếp đồ
chơi.
21 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, bé có thể hiểu và sử dụng tốt các cụm từ mang
ý nghĩa thời gian như “bây giờ” và “lát nữa”. Bạn có thể giúp bé
ghi nhớ các mốc thời gian cơ bản qua một câu chuyện.Mẹ nên chú
ý chọn các truyện có tình tiết mạch lạc và chứa đựng những

khoảng thời gian như thứ hai, thứ ba hay buổi sáng, buổi chiều… Sau đó, bạn hướng dẫn bé tự kể hết câu chuyện theo trình tự sẵn có.
Bạn cũng có thể tóm tắt các ý chính trong truyện theo những mốc thời gian cố định để bé dễ ghi nhớ. Điều này giúp bé phát triển tư duy logic cũng như khả năng liên kết các sự vật, hiện tượng một cách có khoa học.
2-3 tuổi
Giai đoạn này, bé có thể nhận biết được những cụm từ chỉ thời gian mà bạn thường sử dụng. Chẳng hạn, khi bạn nói “Cuối tuần mẹ sẽ đưa con đi
công viên”, bé sẽ không đòi đi ngay nữa. Cho dù thực tế bé vẫn chưa phân biệt
được chính xác cuối tuần là khi nào nhưng bé cũng nhận biết được không phải
là ngày hôm nay.Bạn cũng thấy bé có thể phân biệt được các mốc thời gian
trong quá khứ và tương lai. Vì vậy, bạn nên hướng dẫn để bé không nhầm lẫn.
Chẳng hạn khi bé nói: “Ngày mai mẹ đi làm”, bạn có thể gợi ý để con đổi lại
thành: “Ngày mai mẹ sẽ đi làm”3 tuổi là khoảng thời gian bé học hỏi nhiều từ
vựng mới. Lúc này bạn có thể cùng bé đề ra một thời gian biểu cho những công
việc hằng ngày. Mặc dù chưa biết xem đồng hồ hay lịch nhưng bé nhận biết rõ
ràng được hôm qua, hôm nay hay buổi sáng, buổi tối… Bạn tập cho con làm mọi
việc theo thời gian biểu sẽ giúp bé hình thành ý thức cá nhân một cách có kỷ
luật.
3-4 tuổi
Bé đã hiểu được một số mốc thời gian cơ bản khi trò chuyện với bạn. Bé ghi
nhớ tốt các khái niệm về hôm qua hay ngày mai, thậm chí còn hiểu được nghĩa
cụm từ “chủ nhật hàng tuần” khi nghe bạn hứa “Chủ nhật hàng tuần mẹ sẽ đưa
con về thăm bà ngoại”.Giai đoạn này, bạn nên tổ chức một số trò chơi giúp bé
ghi nhớ tốt như trò đếm số, xếp hình, ghép chữ… Mẹ cũng có thể dạy bé làm
quen và ghi nhớ thứ tự các ngày trong tuần để giúp bé phát triển trí tuệ và tránh
nhầm lẫn.

4-5 tuổi
Giai đoạn này, bé có thể nhận biết được các mốc thời gian quan trọng như sinh
nhật mình hay các dịp lễ tết. Bé cũng dễ dàng sử dụng thành thạo các cụm từ
như “30 phút trước” hay “10 phút nữa” khi muốn đề nghị bạn làm một việc gì.
Bạn có thể sắm cho con một chiếc đồng hồ cát và hướng dẫn bé sử dụng.
Chẳng hạn khi cát chảy hết tương đương với 15 phút, dốc ngược lại bé sẽ được
thêm15 phút nữa.
Trên 5 tuổi Bé thích nghe ông bà hay bố mẹ kể chuyện ngày xưa. Nếu nghe bà
nội nói: “Hồi xưa, bằng tuổi Bi, bố con cũng hay tè dầm lắm”, bé sẽ rất thích
thú. Bạn có thể cho bé xem những bức ảnh chụp khi bé còn nhỏ để giúp con
hình thành ý thức về các khoảng thời gian rõ ràng hơn.
Khoảng 6 tuổi, bé có thể nói chính xác ngày tháng năm sinh của mình khi có
người hỏi. Bé cũng biết khoảng thời gian nào bạn yêu cầu bé đi ngủ hay thời
điểm cần đến lớp...
Bạn cũng có thể đặt chuông báo thức đồng hồ để bé biết mình thức giấc là 7
giờ. Dần dần, bé sẽ tự biết xem đồng hồ. Đây là cách giúp bé nhận diện tương
đối chính xác con số trên mặt đồng hồ. Vì vậy, bé sẽ bớt bỡ ngỡ khi bước sang
giai đoạn học vần.
BÉ VÀ THỜI GIAN
ĐỘ DÀI CỦA thời gian
Bé CẢM NHẬN ĐỘ DÀI CỦA thời gian
Đồng hồ ngộ nghĩnh
D?ng h? ng? nghinh

Ho?t d?ng 1: B� do gi? b?ng gì?
Trị chuy?n v� cho tr? quan s�t c�c lo?i d?ng h?
Ho?t d?ng 2: B� l�m d?ng h? c�t
D�ng c�c nguy�n v?t li?u chu?n b? s?n(ly, bìa c?ng, c�t,h? d�n.) l�m d?ng h? c�t.
Ho?t d?ng 3: B� choi v?i d?ng h? c�t
D�ng d?ng h? c�t d� l�m d? do d? d�i c?a 1 b?n nh?c
Nh?n x�t v? d?ng h? c�t v?a m?i l�m
Độ dài của thời gian
Hoạt động 1: Hứng nước vào chai
Trẻ hứng nước từ 2 vòi nưới chảy chậm và chảy nhanh
Hoạt động 2: Bé chơi với nước đá
Quan sát và nhận xét thời gian tan chảy của 2 viên đá to và nhỏ
Hoạt động 3 : Thi lựa đậu
Trẻ thi lựa đậu xem đội nào hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian ngắn hơn
Bé cảm nhận độ dài của thời gian
Hoạt động 1: Cuộc đua đường dài
Lần 1:Cả lớp chạy chậm cùng cô 20 met
Lần 2: Cả lớp cùng cô chạy chậm 100 met
Trò chuyện:về cảm nhận của trẻ sau 2 lần chạy:đoạn đường ngắn mất ít thời gian gơn và trẻ ít mệt hơn
Hoạt động 2: Bé cùng nghe nhạc
Lần 1: Cô cho bé nghe bản nhạc trong thời gian 2 phút
Lần 2: Nghe bản nhạc khác thời gian 4 phút
Cô cho trẻ nói lên nhận xét về dài của 2 bản nhạc
Cô cung cấp thời gian của 2 bản nhạc
Hoạt động 3 : Ai khỏe nhất ?
Mỗi bé 2 cục tạ ( cô làm) nặng 100gr cầm tạ đưa lên cao :
Lần 1 :cô yêu cầu thời gian thi trong vòng 1 phút
Lần 2 : thời gian thi 2 phút.
Trò chuyện cùng bé : con cảm thấy thế nào sau 2 lần thực hiện? Tại sao?

Đề tài lựa chọn chính:
Sự biến đổi theo thời gian
Muc đích:
Hiểu và so sánh được độ dài thời gian các sự kiện
Yêu cầu:
-Quan sát và miêu tả các sự kiện theo độ dài thời gian
-Có khả năng đánh giá độ dài của 1 sự kiện theo thời gian từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc
-So sánh độ dài của 2 sự kiện cùng xãy ra
-Biết sử dụng các câu sau:thời gian dài hơn, thời gian ngắn hơn
Chuẩn bi:
-Mỗi bé 1 chai nước có kích thước bằng nhau
-2 vòi nước: 1 chảy ít, 1 chảy nhiều
-Mỗi bé 2 viên nước đá: 1 to và 1 nhỏ
-Mỗi đội có 1 rỗ đậu có 2-3 loại bị trộn chung



Tiến hành:

Hoạt động 1: Hứng nước vào chai
Chia 2 nhóm, mỗi nhóm lần lượt cầm chai đến hứng nước ở 2 vòi nước cô mở sẵn 1 chảy nhiều, một chảy ít
Cô cho trẻ nhận xét thời gian hứng nước ở vòi nào dài hơn
Hoạt động 2: Bé chơi với nước đá
Cô cho mỗi bé 2 viên nước đá :1 to và 1 nhỏ. Cho trẻ dự đoán theo con viên nước đá nào tan lâu hơn và tại sao?
Cho trẻ quan sát quá trình tan của 2 viên nước đá và ghi nhận lại kết quả so sánh viên đá nào có thời gian tan chảy chậm hơn ?
Hoạt động 3: Thi lựa đậu
Mỗi đội sẽ cùng lựa đậu ra từng loại
Đội nào lựa trong thời gian ngắn hơn ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quach Anh
Dung lượng: 420,08KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)