TNXH

Chia sẻ bởi Giáp Cảnh Giang | Ngày 05/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: TNXH thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Tự nhiên và Xã hội
Bài 1 : Cơ quan vận động

I/ Mục tiêu :
Sau bài học HS có thể nêu được :
+ Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
+ Hiểu được nhờ có hoạt động của xương và cơ mà cơ thể cử động được.
+ Năng vận động sẽ giúp cho cơ, xương phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy – học :
+ Tranh sgk .
III/ Các hoạt động dạy – học :
Các hoạt động dạy
 Cáchoạt động học

A. Bài cũ:
- Nêu yêu cầu và kiển tra sách vở của môn học
B. Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu nhờ đâu mà các em có thể thực hiện được các hoạt động của cơ thể. Ghi đầu bài.
2) Các hoạt động chính :
a, Hoạt động 1 : Làm một số cử động :
Mục tiêu : HS biết được bộ phận nào của cơ thể phải cử động khi thực hiện một số động tác như : giơ tay, quay cổ, nghiêng người, cúi gập mình
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp :
+ Quan sát các hình vẽ 1, 2, 3, 4, trong sgk và làm một số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm.
- Gọi một nhóm lên thực hiện lại các động tác.
- Yêu cầu HS đứng tại chỗ, cùng làm các động tác theo lời hô của lớp trưởng.
- Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể đã cử động ?
* Kết luận : Để thực hiện được các động tác trên thì đầu, mình, tay, chân phải cử động.
b, Hoạt động 2 : Quan sát để nhận biết cơ quan vận động.
Mục tiêu :
- Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
- Nêu được vai trò của xương và cơ.
- Yêu cầu HS tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay của mình.
- Dưới lớp da của cơ thể có gì ?
- Yêu cầu HS thực hành cử động ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ, ...
- Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được ?

- Quan sát hình 5, 6 chỉ và nói tên các cơ quan vận động của cơ thể.
* Kết luận : Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
c, Hoạt động 3 : Trò chơi vật tay
Mục tiêu : HS hiểu được rằng hoạt động vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
- GV hướng dẫn cách chơi.
- Gọi HS lên chơi thử.
- Cho HS chơi.
* Kết luận : Trò chơi cho chúng ta thấy tay ai khoẻ là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khoẻ. Muốn cơ quan vận động khoẻ chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động
3) Củng cố, dặn dò :
- Kể tên các cơ quan vận động của cơ thể ?
- Nhờ đâu mà cơ thể có thể cử động được ?
- Nhận xét tiết học.
- Bài sau Bộ xương.















- HS mở sgk tr 4 và làm theo yêu cầu.




- 2 HS trả lời.









- HS làm việc theo yêu cầu.

- Có xương và bắp thịt.


-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Giáp Cảnh Giang
Dung lượng: 876,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)