TN & XH: Bài giảng về chwong trình xóa mù chữ

Chia sẻ bởi Trần Việt Thao | Ngày 09/10/2018 | 60

Chia sẻ tài liệu: TN & XH: Bài giảng về chwong trình xóa mù chữ thuộc Tự nhiên và xã hội 1

Nội dung tài liệu:

http://baigiang.violet.vn/present/show?entry_id=3226
627
XIN CHÀO CÁC ANH CHỊ ĐẾN VỚI CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN GIẢNG VIÊN CỐT CÁN CẤP HUYỆN
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỌC CHƯƠNG TRÌNH XMC VÀ GDTTSKBC
PHẦN KHỞI ĐỘNG
ANH ( CHỊ ) GIỚI THIỆU VỀ BẢN THÂN VÀ ĐƠN VỊ CÔNG TÁC CỦA MÌNH
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH XÓA MÙ CHỮ VÀ GIÁO DỤC TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ
MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 1
Việc học tập quan trọng như thế nào đối với con người chúng ta ?
Học tập là một việc hết sức bổ ích và cần thiết, nhất là trong một thế giới đang phát triển mạnh về mọi mặt như ngày nay, cho nên "được học tập là một niềm hạnh phúc".
học tập là một việc chẳng dễ dàng chút nào! Và chính vì nó chẳng dễ dàng nên nó càng có giá trị. Muốn học một cách chủ động (không quá lệ thuộc vào người khác, vào hoàn cảnh) thì con đường tốt nhất là thông qua sách báo. Vậy nên, biết chữ là điều kiện hết sức cần thiết và là điều kiện quyết định đầu tiên.
Thế nhưng trong thực tế xã hội, không chỉ riêng ở nước ta, không phải ai cũng có điều kiện để hưởng niềm hạnh phúc to lớn đó. Có người không biết chữ do không đủ điều kiện học tập từ thuở tuổi học đường, có người cũng đã từng học chữ, nhưng vì những điều kiện riêng không thể tiếp tục học và qua một thời gian chữ nghĩa mai một, lại trở thành người không biết chữ.
Người không biết chữ được gọi một cách hình ảnh là người "mù chữ", tên gọi "mù chữ" trong trường hợp này không phải là một thứ bệnh lí có thể đưa vào bệnh viện để chữa cho khỏi. Cái gọi là "bệnh mù chữ" là một căn bệnh của người vốn đã biết chữ mà rồi do sự tổn thương của não bộ không tài nào nhận ra được chữ để có thể đọc và viết được (tương tự như bệnh "mù màu"
Do không phải là một thứ "bệnh", từ thuở ban đầu hiện tượng "mù chữ" ở nước ta đã được các vị tiền bối gọi là "nạn" chứ không phải là "bệnh". Thứ "nạn" này có mặt là hoàn cảnh của từng người, nó có mặt ở khắp các nơi trên thế giới, kể cả ở một số nước tiên tiến.
Cái gọi là "xoá nạn mù chữ" của ta từ hàng chục năm trước ngày nay đã trở thành một bộ phận thiết yếu trong việc tạo điều kiện để con người có thể "học tập suốt đời", đây không chỉ là một khẩu hiệu mà là một đường lối đã và vẫn đang được tích cực hưởng ứng trên toàn hành tinh của chúng ta.
Nói như vậy để có thể nhận ra rằng sách lược này của Đảng và Nhà nước Việt Nam là đúng đắn từ đầu cho đến ngày nay, và cho cả mai sau; tính chất đúng đắn của chính sách này thể hiện rõ năng lực hoà nhập với đường lối chung của tất cả các nước trên thế giới: tạo điều kiện để con người được giáo dục suốt đời.
Việc học và thực hiện xóa mù chữ ở thời điểm hiện nay có gì khác so với cách đây 60 năm về trước ?
Trước đây trọng tâm là "xoá nạn mù chữ" thì cái mới của ngày hôm nay là "kích thích việc học tập thường xuyên", cụ thể là "giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ"! Một giai đoạn mới thực sự, mới trong chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mới trong điều kiện đất nước đang phát triển với tốc độ chưa từng có so với vài chục năm trở về trước,
mới trong việc hoà nhập với chủ trương "con người có điều kiện học tập suốt đời" trên quy mô thế giới. Và tất nhiên cũng phải mới trong công việc thực tế, đó là mới trong chủ trương thay đổi Chương trình dạy-học, mới trong Tài liệu dạy học, mới trong Phương pháp dạy học. Đây cũng là ba đề mục chúng ta cần bàn bạc để có thể nắm được trong chừng mực có thể thực thi có hiệu quả.
I. CHƯƠNG TRÌNH XMC VÀ GDTTSKBC
“Chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ” đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ấn hành theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BGDĐT ngày 03/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chương trình nêu sự cần thiết phải đổi mới so với các chương trình đã có từ trước và nêu những yêu cầu về nội dung, về chuyên môn. Sau đây là các điểm cụ thể trong chương trình.
1. Sự cần thiết phải đổi mới chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
TH?O LU?N NH�M:
Vì sao phải đổi mới chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ ?
a. Chủ trương đổi mới chương trình của Đảng, nhà nước và Quốc hội.

b. Xuất phát từ sự bất cập, hạn chế và không phù hợp của các chương trình XMC, Sau XMC, chương trình Bổ túc tiểu học hiện hành
Cùng với việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa của phổ thông theo NQ 40/2000 cuả Quốc Hội, các chương trình của GDTX cũng cần được đổi mới, trong đó có chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Kế hoạch Hành động Quốc gia Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 2/7/2003 đã đề ra mục tiêu “Nâng cao chất lượng và sự phù hợp của chương trình XMC và Sau XMC” cho thanh thiếu niên và người lớn.
QĐ 112//2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng xã hội học tập” giai đoạn 2005-2010 nêu nhiệm vụ “Đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng các chương trình xoá mù chữ, chương trình bổ túc …” theo hướng ngày càng tiếp cận với chương trình của phổ thông.
b. Xuất phát từ sự bất cập, hạn chế và không phù hợp của các chương trình XMC, Sau XMC, chương trình Bổ túc tiểu học hiện hành
Trước đây, học viên các lớp XMC học theo các chương trình sau:
- Chương trình XMC được xây dựng từ đầu những năm 90
- Chương trình Giáo dục tiểu học hệ bổ túc (Ban hành theo Quyết định số 3606/GD-ĐT, ngày29/8/1996)
- Chương trình Bổ túc tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 46/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 29/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Tuy nhiên, đến nay các chương trình đã lạc hậu, không phù hợp và chưa bám sát định hướng đổi mới chương trình và SGK của tiểu học theo Nghị quyết 40/2000 của Quốc hội khoá IX. Nhiều nội dung không cập nhật. Thời lượng quá ít và chuẩn kiến thức, kĩ năng quá thấp so với chương trình tiểu học mới.
Vì vậy, để nâng cao chất lượng và để dần tiếp cận với chuẩn của chương trình tiểu học mới, Bộ GD-ĐT quyết định xây dựng chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ mới.
2.NÊU MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH XMC VÀ GD TIẾP TỤC SAU KHI BIẾT CHỮ ?
- Nhằm tạo cơ hội học tập thứ hai cho thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học tiểu học giữa chừng để đạt được trình độ tiểu học.
- Nhằm cung cấp cho học viên những kiến thức hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người, giúp họ nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống hoặc tạo điều kiện cho học viên tiếp tục học Trung học cơ sở.
3. Một số yêu cầu quán triệt khi xây dựng Chương trình Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ
- Bảo đảm phù hợp với đối tượng là người lớn.
- Kinh nghiệm xây dựng chương trình XMC và Sau XMC trước đây.
- Chuẩn của chương trình Tiểu học và các định hướng đổi mới hiện nay
- Đặc điểm, nhu cầu, vốn hiểu biết, kinh nghiệm đã có của người lớn
- Bảo đảm tương đương, bảo đảm chuẩn của chương trình Tiểu học để những người có nhu cầu có thể học tiếp lên THCS.
4. Kế hoạch dạy học
Khác với chương trình Tiểu học, chương trình XMC&GDTT SKBC được cấu trúc thành 2 giai đoạn kế tục nhau, nhưng có tính độc lập tương đối của mỗi giai đoạn.
Giai đoạn I: Giai đoạn Xoá mù chữ (Lớp 1,2,3)
- Giai đoạn I dành cho những người chưa đi học bao giờ, bỏ học dở chừng hoặc những người tái mù chữ trở lại
- Giai đoạn I học 3 môn (Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội)
- Giai đoạn I được thực hiện trong 250 buổi học. Mỗi lớp 80-85 buổi (Mỗi buổi 3 tiết)
- Sau khi hoàn thành giai đoạn I, nếu qua kiểm tra đạt yêu cầu, học viên được cấp giấy chứng nhận biết chữ.

Giai đoạn II: Giai đoạn Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (Lớp 4,5)
- Giai đoạn này dành cho những người mới được công nhận biết chữ hoặc những người bỏ học lớp 4, 5 trước đây.
- Giai đoạn này học 4 môn (Tiếng Việt, Toán, Khoa học; Lịch sử và Địa lí)
- Giai đoạn này được thực hiện trong 180 buổi học. Mỗi lớp 90 buổi. Mỗi buổi 3 tiết.
5. So sánh chương trình XMC&GDTTSKBC với chương trình Tiểu học và các chương trình XMC, sau XMC trước đây
5.1 So sánh chương trình XMC&GDTTSKBC với chương trình tiểu học
a. Về số môn học 
- Có 5 môn học (giai đoạn I: 3 môn; Giai đoạn II: 4 môn) đó là: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
- Học viên người lớn không học môn Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Kĩ thuật và Thể dục
- Nội dung hành dụng (bao gồm cả một số nội dung của môn Đạo đức) sẽ được lồng ghép vào các bài tập đọc, các bài khoá của môn Tiếng Việt.
b. Về thời lượng
Thời lượng của toàn bộ chương trình là 1.290 tiết (Tiểu học: 2.870 tiết), trong đó:
- Môn Tiếng Việt sẽ tập trung ưu tiên học ở Lớp 1: 180 tiết. Sau đó sẽ giảm dần xuống 140 tiết ở lớp 2,3 và chỉ còn 120 tiết ở lớp 4,5. Tổng số thời lượng toàn cấp dành là: 700 tiết (Tiểu học: 1.610 tiết)
- Thời lượng dành cho môn Toán: 390 tiết (Tiểu học: 840 tiết)
- Môn Tự nhiên-Xã hội: giảm từ 140 tiết còn 60 tiết
- Môn Khoa học: giảm từ 140 tiết xuống còn 70 tiết
- Môn Lịch sử và Địa lí: giảm từ 140 tiết xuống còn 70 tiết
5.2 So sánh chương trình XMC&GDTTSKBC với chương trình XMC, chương trình sau XMC cũ
b. Về nội dung hành dụng
- chương trình cũ, Toán và kiến thức hành dụng (bao gồm các lĩnh vực Kinh tế-Thu nhập; Đời sống gia đình; Chăm sóc sức khoẻ, Y thức công dân, Dân số-Môi trường …)
- Chương trình mới được phân chia thành các môn học: Tiếng Việt, Toán và Tự nhiên và xã hội... Các kiến thức hành dụng được tích hợp vào tất cả các môn học tuỳ theo đặc điểm của từng môn.
c. Về chuấn kiến thức, kỹ năng
“Chuẩn kiến thức, kĩ năng là mức tối thiểu về kiến thức và kĩ năng mà học viên cần phải đạt được sau khi kết thúc từng lớp, từng giai đoạn và của cả Chương trình. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp và cho từng giai đoạn Xóa mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng giai đoạn của chương trình học.“
d. Về phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
Tuỳ theo tình hình cụ thể của người học và của từng địa phương mà tổ chức theo lớp, theo nhóm hoặc theo cá nhân. Nếu số lượng học viên ở mỗi lớp quá ít, có thể tổ chức dạy học theo lớp ghép. Giáo viên chủ động lựa chọn, vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể”.
e. Về đánh giá kết quả học tập các môn học mỗi lớp và cuối mỗi giai đoạn
- Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của từng môn học, từng giai đoạn để xây dựng công cụ đánh giá thích hợp.
- Kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và hình thức đánh giá khác
- Phối hợp giữ đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ...
II. ĐỊNH HƯỚNG CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH.
Chương trình môn Tiếng Việt Xoá mù chữ và Giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ được cấu tạo theo hướng:
Tương đương với chương trình cấp Tiểu học (Giáo dục phổ thông).
Dành cho học viên lớn tuổi chưa biết chữ.
- Giai đoạn thứ nhất (tương đương với các lớp 1, 2, 3)
-Giai đoạn thứ hai (tương đương với các lớp 4, 5)
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH PHẦN TIẾNG VIỆT LỚP 1
1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kĩ năng)
a) Tiếng Việt
- Ngữ âm và chữ viết
- Từ vựng
- Từ ngữ về nhà trường, gia đình, lao động sản xuất, đất nước, thiên nhiên.
- Ngữ pháp
b) Văn học
Một số câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản.
2. Kĩ năng
- H?c viờn c?n d?t du?c nh?ng k? nang gỡ ?
a) Đọc
- Đọc chữ cái, chữ số cơ bản (từ 0 đến 9) và đọc các số thường gặp.
- Ghép vần, tiếng.
- Đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn, bài ngắn.
- Hiểu nghĩa của từ, câu trong văn bản.
- Thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
b)Viết
- Viết chữ thưường, chữ hoa theo mẫu; viết từ, câu và các chữ số.
- Viết dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
- Chép câu ngắn.
- Viết chính tả đoạn văn, khổ thơ chứa câu ngắn (theo hình thức nhìn - viết, nghe - viết).
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại: nghe đọc (âm) con chữ, con số ; nhận biết sự khác nhau của các âm; nghe đọc tiếng, đọc từ, câu, văn bản ngắn.
- Nghe - hiểu: nghe hiểu từ, câu, văn bản ngắn.
- Nghe - trả lời câu hỏi.
- Nghe - viết khổ thơ, đoạn văn ngắn.
d) Nói
- Nói trong hội thoại: nói rõ ràng, thành câu.
- Trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi.
- Dùng lời nói theo nghi thức giao tiếp như lời chào hỏi, chia tay.
- Nói về mình hoặc người thân.
- Kể lại một việc trong đời sống hằng ngày.
III. CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG LỚP 1
2. KỸ NĂNG
PHẦN THỨ HAI
Hướng dẫn sử dụng "tài liệu học xoá mù chữ tiếng việt 1"
I. CÊu tróc chung cña “Tµi liÖu häc xo¸ mï ch÷ TiÕng ViÖt 1”
Tài liệu học xoá mù chữ Tiếng Việt 1 được chia thành ba phân đoạn, cụ thể như sau:
- Phân đoạn 1, từ bài 1 đến hết bài 20, giới thiệu sơ bộ các âm và các chữ viết dùng trong tiếng Việt.
- Phân đoạn 2, từ bài 21 đến hết bài 35, hệ thống hoá các kiến thức về âm và chữ viết - ("Vần, tiếng", - "Bài đọc", - "Tập viết",- "Luyện nói".)
- Phân đoạn 3, từ bài 36 đến hết bài 50.
- (Tập đọc- Tập viết,- Luyện nói)
II. Đặc điểm học tập của người lớn và dạy học người lớn
1. Đặc điểm học tập của HV người lớn ở các lớp xóa mù chữ
Đối tượng HV ở các lớp Xóa mù chữ đa dạng về độ tuổi, về trình độ văn hoá, về vốn hiểu biết và kinh nghiệm sống sản xuất, về động cơ nhu cầu học tập, v.v... Tuy nhiên, phần lớn họ là người lớn (từ 15 tuổi trở lên)
a. Sự khác biệt giữa người lớn và trẻ em
Là những người đã trưởng thành về tâm sinh lí và trưởng thành về mặt xã hội. Họ có khả năng tự lập, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm. Là người chủ sản xuất, chủ gia đình và xã hội.
Lao động - sản xuất kiếm sống là chủ yếu.
Hầu hết đã có gia đình và con cái.
Ngoài ra, người lớn ở các lớp xóa mù chữ còn có một số đặc điểm sau đây cần lưu ý. Nhìn chung, phần lớn họ:
Là những người lao động, nghèo.
Chủ yếu ở độ tuổi 15 trở lên.
Chưa từng được đi học hoặc bỏ học lâu, tái mù chữ.
ít đọc sách báo, xem tivi, nghe đài.
ít giao tiếp, ít tham gia các hoạt động xã hội, ít thời gian dành cho việc học tập.
Thiếu thông tin.
Thường mặc cảm, tự ti, an phận.
V.v...
b. Đặc điểm học tập của người lớn
Học tập của người lớn chỉ là thứ yếu so với hoạt động lao động kiếm sống, chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái.
Học tập của người lớn có tính mục đích rõ ràng, cụ thể và có tính thực dụng cao.
Học tập của người lớn hoàn toàn mang tính chất tự nguyện.
Học tập của người lớn không thụ động
C. Trong học tập người lớn có thuận lợi và khó khăn gì ?
- Thuận Lợi:
- Ng­êi lín tù gi¸c häc tËp mµ kh«ng cÇn b¶o ban, nh¾c nhë nhiÒu nh­ ®èi víi trÎ em.
- Cã tÝnh ®éc lËp vµ chñ ®éng cao
- Nhí l©u h¬n so víi trÎ em
- Cã vèn hiÓu biÕt vµ kinh nghiÖm sèng, s¶n xuÊt phong phó.
Khó khăn
Người lớn, nhất là người nghèo, người có trình độ văn hoá hạn chế ở các lớp xóa mù chữ thường mặc cảm, tự ti.
Dễ tự ái.
Nguời lớn thường có tính bảo thủ cao.
Vừa học, vừa làm, vừa lo công việc gia đình, con cái v.v...
Người lớn thường mệt mỏi và tư tưởng dễ bị phân tán
Về khả năng nhận thức.
Tốc độ phản ứng, khả năng nghe nhìn, vận động, chú ý, ghi nhớ ... của người lớn nhìn chung bị giảm sút.
Là những người có trình độ văn hoá hạn chế và đã bỏ học lâu, lại sớm bước vào lao động sản xuất, năng lực giải quyết vấn đề có tính chất lí luận lại giảm sút.
Tư duy của người lớn ở cộng đồng chủ yếu được hình thành qua lao động sản xuất và cuộc sống, phát triển không toàn diện, thiếu cân đối. Họ không quen tư duy khái quát, tư duy bằng khái niệm. Họ thiên về tư duy bằng hành động - trực quan, cụ thể.
2. Đặc điểm dạy học người lớn
Xu thế đổi mới quan niệm dạy học từ:
Dạy học thụ động Dạy học tích cực/tham gia
Dạy học bằng kể hay giải thích Dạy học bằng cách khám phá
Dạy học độc thoại Dạy học đối thoại
Dạy học áp đặt Dạy học theo hợp đồng/nhu cầu
Dạy học tập trung vào cá nhân Dạy học tập trung vào nhóm/
Dạy học hợp tác
Dạy học tập trung vào nội dung Dạy học tập trung vào quá trình
Dạy học tập trung vào việc dạy Dạy học tập trung vào việc học
Dạy kiến thức Dạy cách học
so sánh cách dạy học mới và cũ ?
III. Hướng dẫn vận dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt ở các lớp xóa mù chữ
Anh ( chị ) hãy nêu một số phương pháp dạy học thường sử dụng ?
a. Phương pháp phân tích ngôn ngữ:
b. Phương pháp luyện theo mẫu:
c. Phương pháp giao tiếp:
e. Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề ...
IV. QUY TRÌNH CHUNG DẠY TIẾNG VIỆT 1
Quy trình chung cho các bài dạy làm quen với chữ cái gồm có các bước cơ bản sau:
Tiết 1:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cơ bản: HV nắm được âm, thanh, viết được chữ ghi âm, dấu ghi thanh của bài kế trước; làm quen với nền nếp học tập, mạnh dạn, tự tin trong môi trường học tập mới.
Yêu cầu mở rộng: HV nhận biết và tìm được các tiếng, từ có âm thanh vừa học.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV dựa vào tranh trong sách giáo khoa hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị sẵn để giới thiệu chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới.
2. Dạy chữ ghi âm hoặc dấu ghi thanh mới.
GV tiến hành dạy chữ ghi âm, dấu ghi thanh mới theo nội dung bài học được trình bày trong SGK qua các bước sau:
- Hướng dẫn HV nhận dạng (phân tích) chữ ghi âm/ dấu ghi thanh mới.
- Hướng dẫn HV tập phát âm âm mới, tiếng rời và tiếng trong từ.
- Viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết để HV tập viết chữ ghi âm/dấu ghi thanh mới vào bảng con.
3. Hướng dẫn HV luyện tập:
GV cho HV luyện tập các kỹ năng theo nội dung bài học ghi trong SGK như sau:
a. Luyện đọc âm mới, tiếng rời và tiếng trong từ:
Luyện đọc theo nhiều hình thức cá nhân, nhóm, cả lớp (giai đoạn đầu GV cần hướng dẫn HV cách nhìn chữ, nhìn dấu để đọc thành tiếng).
b. Luyện viết vào tài liệu theo mẫu:
HV tập tô theo nét chữ mới học trong tài liệu học. GV cần dành thời gian hướng dẫn HV tư thế ngồi, cách để vở, giữ vở, khoảng cách giữa mắt và vở, cách cầm bút đưa theo nét có sẵn.
c. Luyện nghe - nói:
ở các bài Làm quen, nội dung luyện nghe - nói chủ yếu dựa vào tranh, do vậy tương đối tự do không gò bó trong các âm, thanh vừa học (tuy nhiên, GV nên gợi ý sao cho trong lời nói của HV, các âm, thanh đó xuất hiện với tần số cao để rèn kỹ năng phát âm cho HV).
Dựa vào tranh, GV nêu câu hỏi để hướng dẫn HV luyện nói, giúp HV làm quen với không khí học tập mới, khắc phục sự rụt rè, tập mạnh dạn nói cho HV nghe và nghe người khác nói, làm quen với môi trường giao tiếp mới - giao tiếp văn hoá, giao tiếp học đường.
III. Củng cố, dặn dò:
Chỉ bảng hoặc SGK cho HV đọc theo.
Hướng dẫn HV tìm tiếng có âm/ thanh mới học.
Dặn dò HV và làm bài tập ở nhà.
Quy trình chung của một bài học vần mới gồm có các bước chủ yếu sau:
Tiết 1:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cơ bản: HV đọc được vần và viết được chữ ghi vần, đọc, viết được tiếng/từ chứa vần ; đọc được bài đọc của bài kế trước.
II. Dạy - học bài mới:
1. Giới thiệu bài:
GV dựa vào tranh ở SGK hoặc tranh ảnh, vật mẫu đã chuẩn bị để giới thiệu chữ ghi vần mới; cũng có thể giới thiệu trực tiếp vần mới.
2. Dậy vần mới:
GV tiến hành dạy vần theo nội dung bài học được trình bày trong SGK bằng cách bước sau:
Dạy phát âm hoặc đánh vần các vần mới.
- Hướng dẫn HV ghép âm, vần thành tiếng mới, từ mới, đánh vần và đọc trơn nhanh tiếng mới, đọc trơn từ mới.
- Hướng dẫn HV đọc từ ngữ ứng dụng (có thể kết hợp giải nghĩa của một số từ ngữ ứng dụng, nếu GV thấy cần thiết).
3. Dạy chữ ghi vần mới: GV hướng dẫn HV viết chữ ghi vần, tiếng mới (chú ý quy trình viết, cỡ chữ, điểm đặt bút, dừng bút). HV luyện viết vào bảng con.
Tiết 2:
4. Hướng dẫn HV luyện tập:
a. Luyện đọc câu/ bài ứng dụng.
- HV nhận xét tranh minh hoạ của câu/bài ứng dụng.
- HV đọc câu ứng dụng theo yêu cầu của GV (cá nhân, nhóm, lớp). (GV có thể đọc mẫu và giải nghĩa từ khó có trong câu/ bài hoặc giảng qua về nội dung của câu/vài)
b. Luyện viết chữ hoa vào tài liệu và viết chính tả (tập chép):
- HV luyện viết vào vở theo yêu cầu của GV.
c. Luyện nghe - nói:
GV dựa vào chủ đề gợi ý trong tranh tiến hành tổ chức luyện nghe - nói một cách linh hoạt theo trình độ của HV, nhằm đạt được các yêu cầu; phát triển lời nói tự nhiên về chủ đề trong tài liệu, chú ý đến các từ ngữ có vần mới học, từ đó mở rộng sử dụng cả những từ ngữ có vần chưa học. Theo định hướng bằng câu hỏi của GV, HV có thể nói được những câu đơn giản, có nội dung gần gũi với cuộc sống xung quanh HV.
III. Củng cố, dặn dò:
- GV chỉ bảng hoặc SGK cho HV theo dõi và đọc theo.
- HV viết chữ ghi vần / tiếng mới học trên bảng con và bảng lớp.
- HV tìm tiếng có vần mới học trong các từ mà GV chuẩn bị sẵn hoặc trong vốn từ của chính mình.
- GV dặn dò HV bài và làm bài tập ở nhà.
Các bài ôn tập trong phân môn Học vần có thể được thực hiện theo quy trình gồm có các bước cơ bản sau:
I. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu cơ bản: HV đọc được âm, vần và viết được chữ ghi âm, vần của bài kết trước đọc và viết được tiếng (từ) khoá từ ứng dụng; đọc được câu ứng dụng của bài kế trước; phát triển lời nói tự nhiên qua chủ đề luyện nói.
- Yêu cầu mở rộng: HV hiểu (nêu được) các tiếng/vần có cùng mô hình cấu tạo mà HV đã học.
II. Dạy bài mới:
1. Hướng dẫn HV ôn tập theo bảng sơ đồ ôn tập trong SGK:
- GV dùng tranh vẽ gợi ý để giới thiệu mô hình tiếng/ vần để học
- GV gợi ý để HV tìm những tiếng /vần đã học ứng với mô hình
- GV hướng dẫn cho HV điền âm/ vần vào chỗ trống trong bảng sơ đồ ôn để tạo tiếng/vần theo yêu cầu của bài học.
* Đối với bài ôn về âm:
+ GV cho HV thực hành ghép tiếng có âm đầu đã học ghi ở cột dọc và vần chỉ có nguyên âm ghi ở cột dọc và dấu thanh ghi ở dòng ngang. (GV làm mẫu, sau đó chỉ vào các ô trống, yêu cầu HV ghép và đọc đúng các tiếng vừa được ghép trong bảng 2).
* Đối với bài ôn về vần:
+ GV cho HV thực hành ghép vần có âm chính ghi ở cột dọc và âm kết thúc ghi ở dòng ngang, hướng dẫn HV quan sát sơ đồ, nhận xét cấu tạo của các vần cùng loại, củng cố cách đánh vần, đọc vần.
+ HV rèn luyện kỹ năng đọc trơn, nhanh các vần đã học theo bảng sơ đồ ôn tập.
2. Hướng dẫn HV luyện tập:
a. Luyện đọc từ ngữ ứng dụng:
- HV đọc nhẩm từ ngữ ứng dụng, tìm các tiếng chứa âm/vần, thanh vừa ôn.
- HV luyện đọc thành tiếng từ dễ đến khó: đọc tiếng, đọc từ.
b. Luyện viết trên bảng
GV hướng dẫn HV viết vào bảng con.
Tiết 2
Luyện đọc câu/ bài ứng dụng.
- GV dùng tranh minh hoạ để gợi ý câu/bài ứng dụng.
- HV luyện đọc câu/ bài ứng dụng (chú ý ngắt, nghỉ hơi giữa các cụm từ/ các câu cho phù hợp).
d. Luyện viết vào vở:
HV viết một phần bài viết trong vở Tập viết (có thể làm quen với hình thức chính tả nghe đọc bằng cách nghe GV đọc và viết vào vở học).
e. Kể chuyện (luyện nghe - nói):
- GV cho HV đọc tên truyện.
- GV dùng tranh để kể chuyện cho HV nghe.
- GV hỏi HV về nội dung câu chuyện, hoặc cho HV kể chuyện theo tranh.
III- Củng cố, dặn dò:
GV chỉ sơ đồ ôn tập trên bảng hoặc SGK cho HV đọc.
HV đọc lại bài luyện đọc.
GV dặn HV làm bài tập, ôn bài cũ, chuẩn bị bài mới.
Quy trình chung dạy một bài Tập viết gồm có các bước cơ bản sau đây:
I. Kiểm tra, củng cố bài cũ:
Có thể thực hiện bước này bằng hai cách chủ yếu sau:
- Kiểm tra bài cũ: Một số HV viết bảng lớp, các HV khác viết bảng con các chữ đã học ở bài trước, theo yêu cầu của GV.
- GV nhận xét chữ viết của HV trong bài tập viết của HV đã thu từ buổi trước rút kinh nghiệm, cho HV luyện viết bảng một số chữ khó HV hay viết sai.
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
Để giới thiệu bài Tập viết, GV cần làm những việc sau đây:
- Đọc gộp cả tiếng, có thể giải nghĩa từ và dòng chữ viết ứng dụng một cách ngắn gọn súc tích.
- Cho HV đọc lại toàn bài: riêng ở lớp 1 và giai đoạn đầu lớp 2, HV cần phải kết hợp đọc và đánh vần.
2. Hướng dẫn HV viết trên bảng con
2.1. Phân tích cấu tạo chữ:
Tuỳ vào nội dung bài tập viết, GV có thể gợi ý để HV phân tích cấu tạo chữ theo các nội dung sau:
a. Phân tích chữ cái:
GV gợi ý, đặt câu hỏi và thông qua chữ mẫu trên bảng lớp để HV nhận biết và phân tích cấu tạo của chữ cần luyện viết, so sánh để tìm điểm tương đồng/ khác biệt giữa chữ cái cần luyện viết với chữ cái đã luyện viết trước đó
b. Phân tích tập hợp chữ ghi âm, vần, từ ngữ và câu ứng dụng:
Bước này bao gồm một số việc chủ yếu sau:
- GV củng cố lại một số chữ viết khó hoặc các chữ cái mà HV hay viết sai.
- Xác định các chữ viết hoa (nếu có) và quan hệ giữa chữ viết hoa với chữ cái tiếp sau trong trường hợp thuận lợi và không thuận lợi.
2.2. GV viết mẫu:
- GV phân tích và minh họa các cách viết (điểm đặt bút, chiều hướng nét chữ, thứ tự viết nét, liên kết các chữ cái, liên kết chữ cái thành tổ hợp chữ ghi âm, vần, tiếng, điểm dừng bút), cần chú ý phân tích cả quy trình viết dấu phụ, dấu thanh, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng...
Viết mẫu và thao tác trực quan của GV trên bảng lớp giúp HV nắm quy trình viết từng nét, từng chữ. Do vậy, GV phải viết chậm, đúng quy trình, phải tạo điều kiện cho HV nhìn thấy tay GV viết từng nét chữ.
2.3. HV luyện viết trên bảng:
- HV luyện viết chữ trên bảng
- Nhận xét chữ viết bảng của HV:
3. HV luyện viết vào vở tập viết:
- HV luyện viết vào vở từng nội dung theo yêu cầu của GV.
4. Chấm, chữa bài:
5. Củng cố bài viết:
- Nêu nhận xét bài viết
- GV chấm điểm một số bài tại lớp
Quy trình lên lớp chung cho một bài chính tả:
I. Kiểm tra, ôn tập bài cũ:
- Yêu cầu HV làm bài tập chính tả để ôn lại hiện tượng chính tả đã học ở bài trước: HV nghe - viết một số từ đã được luyện tập ở bài chính tả trước.
- Nhận xét bài viết chính tả của HV mà GV đã thu về chấm từ buổi trước. Nêu một số lỗi tiêu biểu, nhắc nhở HV cách chữa và khắc phục lỗi
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
GV nêu yêu cầu của bài viết chính tả và các bài tập chính tả âm, vần
2. Hướng dẫn HV viết chính tả đoạn bài
a. tìm hiểu bài viết chính tả.
- Cho HV đọc bài chính tả sẽ viết (trong GGK) , tìm hiểu (hoặc tái hiện) nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn vi?t
- Yêu cầu HV luyện viết những chữ khó.....
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài mới:
GV nêu yêu cầu của bài viết chính tả và các bài tập chính tả âm, vần
2. Hướng dẫn HV viết chính tả đoạn bài
a. tìm hiểu bài viết chính tả.
- Cho HV đọc bài chính tả sẽ viết (trong GGK) , tìm hiểu (hoặc tái hiện) nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn
- Yêu cầu HV luyện viết những chữ khó
b. Hướng dẫn HV viết bài tập chép, nhớ - vần, hoặc đọc bài chính tả cho HV viết
- Đọc lại toàn bài lần cuối cho HV soát lại bài chính tả vừa viết.
c. Chấm và chữa bài viết chính tả:
GV chọn chấm một số bài viết của HV
GV cần giúp HV kiểm tra bài viết để phát hiện và chữa lỗi chớnh t?
3. Hướng dẫn HV làm bài tập Chính tả âm - vần:
GV hướng dẫn HV làm tất cả các bài tập bắt buộc và một số bài tập lựa chọn (tuỳ đặc điểm phương ngữ của HV) theo quy trình chung sau:
HV đọc yêu cầu của bài tập
HV làm bài tập (cá nhân hoặc thảo luận theo cặp/nhóm)
Một số HV báo cáo kết quả, các HV khác nhận xét
GV chốt lại kết quả đúng.
HV làm bài tập đúng vào vở hoặc vở bài tập.
III. Củng cố, dặn dò:
Các bước lên lớp của giờ Tập đọc lớp 1
Bước 1: Giới thiệu bài: cần gây hứng thú, tạo nhu cầu đọc ở HV. Nên chọn nhiều cách khác nhau để gây hứng thú cho HV (giới thiệu bằng tranh ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề v.v...).
Bước 2: HV luyện đọc vần khó, tiếng khó được ghi trên bảng lớp. Căn cứ để chọn vần khó, tiếng khó, vần khó là vần có âm đệm, nguyên âm đôi, những vần ít gặp: tiếng khó, tuỳ đối tượng HV mà tìm các tiếng có phụ âm đầu, vần, thanh phát âm dễ lẫn do đặc điểm phát âm địa phương.
Gạch chân (hoặc viết khác màu) các vần khó, tiếng khó. GV đọc mẫu, HV đọc lại đồng thanh và cá nhân.
Bước 3: HV luyện đọc từ, câu (các câu dài, các câu có nhiều tiếng khó)
Bước 4: HV luyện đọc cả đoạn hoặc cả bài.
GV đọc mẫu cả đoạn, bài. HV đọc đồng thanh cả đoạn, bài. GV dẫn dắt nêu nội dung chính của bài để HV nắm được.
Tiết 2: Luyện đọc cá nhân bài trong SGK, kết hợp tìm hiểu nghĩa của từ, ý của bài.
THỰC HÀNH
MỖI NHÓM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY (MỘT HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT BÀI TRONG SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 1 ) ?

- NHÓM 1: BÀI 3 - Â M VÀ CHỮ ( trang 12)
NHÓM 2,4: BÀI 22- VẦN, TIẾNG ( trang 100)
- NHÓM 3,5: BÀI 44- THUỐC LÁ VÀ SỨC KHỎE (trang 203)
PHẦN BA:
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN
1. Về phương thức đánh giá
Hai phương thức đánh giá kết quả học tập của học viên - đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì - đều được sử dụng trong quá trình dạy học. Đánh giá thường xuyên được thực hiện chủ yếu dưới hai hình thức
đánh giá nội dung cũ (có khi không thành bài học) trước khi chuyển sang nội dung mới, với yêu cầu nhắc lại nội dung đã học và đánh giá cuối từng phần học, từng cụm nội dung có chung một đề tài với yêu cầu tổng kết và ôn. Đánh giá định kì được thực hiện cuối mỗi phần học tương đương với một lớp của chương trình Tiểu học, trong đó có hai định kì quan trọng là định kì cuối giai đoạn thứ nhất (tương đương cuối lớp 3 Tiểu học) và định kì cuối giai đoạn thứ hai, cuối chương trình học (tương đương cuối lớp 5 Tiểu học).
2.Về tiêu chuẩn đánh giá
Chất lượng đánh giá chủ yếu dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng của chương trình môn Tiếng Việt xác định theo từng giai đoạn. Chuẩn kiến thức và kĩ năng là cơ sở của việc soạn đề kiểm tra. Việc đánh giá thái độ đối với môn học của học viên được kết hợp trong việc đánh giá kiến thức và kĩ năng.
3. VÒ ®Þnh h­íng ®æi míi c¸ch ®¸nh gi¸
Ba phương diện đánh giá trong định hướng đổi mới cách đánh giá được ứng dụng như sau:
- Đổi mới mục đích đánh giá: bên cạnh việc đánh giá để phân loại học lực của học viên, việc đánh giá còn cần thiết cho việc cung cấp thông tin phản hồi về quá trình dạy và học để giáo viên rút kinh nghiệm, cán bộ quản lí giáo dục điều chỉnh nội dung chương trình, sách hướng dẫn, điều kiện dạy và học, phương pháp dạy và học. thích hợp với từng loại đối tượng cụ thể, từng địa phương cụ thể.
- Đa dạng hoá công cụ đánh giá: kết hợp đánh giá bằng tự luận, bằng trắc nghiệm khách quan (có thể giản đơn qua câu hỏi đúng/ sai, hoặc qua việc lựa chọn một trong vài ba phương án được đưa ra, hoặc bằng cách cho lắp ráp những phần cho sẵn v.v.)
- Đổi mới chủ thể đánh giá: chủ thể đánh giá không chỉ là giáo viên mà còn là học viên. Giáo viên tổ chức cho học viên tự đánh giá kết quả học tập của chính mình và của học viên khác, gợi mở con đường tự học cho học viên.
4. VÒ h­íng dÉn thùc hiÖn sù ®¸nh gi¸
Việc đánh giá thường xuyên nội dung đã học được thực hiện chủ yếu ở phần đầu đầu tiết học bằng những câu hỏi, bài tập có tính chất ôn luyện, vì đối tượng học của chương trình này không có nhiều thì giờ học tập ở nhà.
Việc đánh giá định kì được tổ chức hai lần trong phần học tương ứng với một lớp của tiểu học. Như vậy có 6 lần cho giai đoạn thứ nhất và 4 lần cho giai đoạn thứ hai. Tuỳ tình huống cụ thể, lần đánh giá cuối mỗi giai đoạn có thể kết hợp với lần đánh giá thứ sáu của giai đoạn thứ nhất và lần đánh giá thứ tư cuối giai đoạn thứ hai, hoặc tổ chức riêng. Lần đánh giá cuối giai đoạn thứ hai có giá trị tương ứng với sự đánh giá kết thúc chương trình tiểu học.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !


CHÚC CÁC ANH CHỊ GẶP NHIỀU MAY NẮM, HẠNH PHÚC, THÀNH ĐẠT
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Việt Thao
Dung lượng: 10,90MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)