Tin Tuan 1

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Phương | Ngày 09/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Tin Tuan 1 thuộc Cùng học Tin học 3

Nội dung tài liệu:

Tuần 1

 Ngày soạn: 18 tháng 08 năm 2013







Thứ hai ngày 19 tháng 8 năm 2013
ChươngI: LÀM QUEN VỚI MÁY TÍNH ( Lớp 3 )
Tiết 1: BÀI 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
A. MỤC TIÊU
Học sinh hiểu khái niệm máy vi tính, các loại vi tính thường gặp. Nhận biết các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn.
Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm quen với những thuật ngữ mới.
Bồi dưỡng học sinh thái độ, ý thức về môn học mới.
B. PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên: Giáo án, tài liệu liên quan: hình ảnh máy tính, bàn phím, chuột.
Học sinh: Đủ dụng cụ học tập.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC TRÊN LỚP
I. Ổn định lớp:
II. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của học sinh

A. Lý thuyết:
? Em hãy nêu hiểu biết của mình về máy tính (qua các phương tiện truyền thông)
? Em có thể học làm toán, học vẽ,….trên máy tính không?
- Giới thiệu đôi nét về máy tính:
+ Máy tính như một người bạn với nhiều đức tính quý: chăm làm, làm đúng, làm nhanh và thân thiện.
+ Máy tính giúp em học bài, tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè trong nước và quốc tế. Máy tính cũng sẽ cùng em tham gia các trò chơi lí thú và bổ ích……
1. Giới thiệu máy tính:





- Máy tính mang lại nhiều lợi ích cho con người.
- Có nhiều loại máy tính. Hai loại thường thấy là máy tính để bàn và máy tính xách tay.
- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS ghi bài.

? HS đặt ra những câu hỏi muốn biết về máy tính?
? Theo em biết máy tính có những bộ phận nào?
* Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:
- Màn hình (của máy tính): có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi.
- Phần thân (của máy tính): là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi họat động của máy tính.
- Bàn phím (của máy tính): gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
- Chuột (của máy tính) giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.


- HS trả lời các bộ phận chính của máy tính để bàn.

- GV đọc đề bài bài 1/ SGK trang 6.
- GV nhận xét và cho điểm
Bài tập:
B1. Điền Đ vào ô vuông cuối cau đúng nghĩa:
a) MT giúp em học toán, hoc vẽ.
b) MT giúp em liên lạc với bạn bè.
c) Có nhiều loại MT khác nhau.
d) Em không thể chơi trò chơi trên MT.
- HS trả lời.

B. Thực hành:
-GV cho học sinh quan sát các bộ phận chính của máy tính để bàn.
- GV yêu cầu 1 hoặc 2 HS đứng dậy miêu tả các bộ phận chính của MT để bàn.


- HS quan sát.

- HS phát biểu.

IV. Củng cố:
- Tóm tắt lại ý chính: Các bộ phận chính của máy tính.
V. Hướng dẫn về nhà.
- Làm bài tập 2, 3 SGK trang 6, 7.

Thứ ba ngày 20 tháng 8 năm 2013
CHƯƠNG I: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH ( Lớp 4 )
Tiết 1: BÀI 1: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT

I. Mục đích yêu cầu:
- Biết vai trò của máy tính, và các dạng của thông tin trong đời sống.
- Nhớ lại các bộ phận quan trọng của máy tính.
- Các dạng thông tin cơ bản và phân loại.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án.
- Phương tiện dạy học: SGK, ảnh minh hoạ và các đồ dùng hỗ trợ khác.
- Học sinh: Vở ghi và bút ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

1. ổn định lớp:
Báo cáo sĩ số:
Tên học sinh vắng mặt:
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới:
- Đặt vấn đề: Năm qua các em đã làm quen với môn tin học được một thời gian rồi. Năm nay các em sẽ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Phương
Dung lượng: 334,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)