Giáo án cả năm

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hà | Ngày 08/10/2018 | 245

Chia sẻ tài liệu: Giáo án cả năm thuộc Cùng học Tin học 3

Nội dung tài liệu:

Tuần: 1 Ngày dạy: 25/8/2015
Bài 1: NGƯỜI BẠN MỚI CỦA EM
I. Mục tiêu:
Giúp học sinh làm quen với máy tính, biết các bộ phận quan trọng của máy tính
Nắm bắt được các yêu cầu khi làm việc với máy tính: Biết cách bật máy, biết thế nào là tư thế ngồi đúng, biết đặt máy ở vị trí nào cho phù hợp, biết phân biệt máy xách tay và máy để bàn.
HS bước đầu có ý thức, hiểu sự hữu ích của máy tính.
Thái độ nghiêm túc, thận trọng khi làm việc với máy tính.
II. Đồ dùng dạy học:
1) Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, máy vi tính có đầy đủ các bộ phận.
2) Học sinh: Sách vở, bút, thước.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Người bạn mới của em.
- GV: Trong số các em chắc chắn có người đã nhìn thấy và đã sử dụng máy tính rồi phải không? Vậy máy vi tính có những loại nào?.
- GV: Giới thiệu cho các em những loại máy vi tính.
1) Giới thiệu máy tính:
Có nhiều loại máy tính. Hai loại máy tính thường thấy: Máy tính để bàn, máy tính xách tay
- GV: Bây giờ các em hãy quan sát kỷ và cho cô biết máy vi tính có những bộ phận nào?
- GV: Cho các HS khác nhận xét, rồi sau đó nhận xét lại các câu trả lời của các em.
- GV: Trình bày các bộ phận của máy tính:

* Các bộ phận quan trọng nhất của một máy tính để bàn:
1. Màn hình: Có cấu tạo và hình dạng như màn hình ti vi, màn hình cho thấy kết quả hoạt động của máy tính.
2. Phần thân máy: Là một hộp chứa nhiều chi tiết tinh vi, trong đó có bộ xử lí. Bộ xử lí là bộ não điều khiển mọi hoạt động của máy tính.
3. Bàn phím: gồm nhiều phím. Khi gõ các phím, ta gửi tín hiệu vào máy tính.
4. Chuột: giúp điều khiển máy tính nhanh chóng và thuận tiện.
- GV: Trong số các em ai đã từng sử dụng máy tính rồi, em sử dụng máy tính vào việc gì?.
- GV: Máy vi tính giúp chúng ta rất nhiều việc.
- GV: Trình bày một số ứng dụng của máy tính.
* Máy tính giúp các em:
- Học bài, làm toán, học vẽ,…
- Tìm hiểu thế giới xung quanh, liên lạc với bạn bè.
* Thực hành:
- GV: Gõ phím, điều khiển chuột máy tính và yêu cầu HS quan sát.
- GV: Hướng dẫn HS gõ phím và điều khiển chuột.
* Bài tâp:
- GV: Hướng dẫn HS làm các bài tập B1, B2 của SGK.
B1: a Đ, b Đ, c Đ, d S.
B2: a Ti vi, b Bộ xử lý, c Màn hình, d Chuột.
2) Làm việc với máy tính:
- GV: Một số em đã từng sử dụng máy vậy em nào có thể cho cả lớp biết làm thế nào để bật máy?
- GV: Trình bày cách bật máy.
a/ Bật máy:
Máy tính cần được nối với nguồn điện
Hai thao tác để bật máy:
+ Bật công tắc màn hình
+ Bật công tắc trên thân máy tính
- GV: Thực hiện bật máy cho cả lớp xem
* Sau khi bật máy, xuất hiện màn hình nền, GV chỉ rỏ các biểu tượng là các hình nhỏ trên hình nền.
- GV: Cho HS quan sát một số tranh về tư thế ngồi và chỉ cho HS biết tư thế ngồi nào là đúng.


- GV: Cho HS ngồi thử, sửa tư thế sai của các em.
b/ Tư thế ngồi:
Ngồi thẳng lưng, tư thế thoải mái.
Tay đặt ngang tầm bàn phím.
Chuột đặt bên tay phải.
Khoảng cách giữa mắt em và màn hình từ 50cm đến 80cm.
Không nên nhìn quá lâu vào màn hình.
- GV: Trình bày cách bố trí máy sao cho phù hợp với ánh sáng.
c/ Ánh sáng:
- Máy tính đặt ở vị trí sao cho ánh sáng không chiếu thẳng vào màn hình và không chiếu thẳng vào mắt em.
- GV: Có em nào biết làm thế nào để tắt máy không, chúng ta phải làm thế nào?
- GV: Trình bày lại cách tắt máy và thực hiện thao tác tắt máy cho cả lớp biết.
d/ Tắt máy:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hà
Dung lượng: 6,43MB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)