Tìm hiểu về biển và đại dương

Chia sẻ bởi Nguyễn Duy Nam | Ngày 05/05/2019 | 48

Chia sẻ tài liệu: Tìm hiểu về biển và đại dương thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

DỰ ÁN TÌM HIỂU VỀ BIỂN
VÀ ĐẠI DƯƠNG
Nhóm thực hiện:
Nguyễn Duy Thái Việt
Nguyễn Duy Mạnh
Định nghĩa
Biển là một vùng nước mặn rộng lớn nối liền với các đại dương (hoặc là các hồ lớn chứa nước mặn mà không có đường thông ra đại dương một cách tự nhiên như biển Caspi, biển Chết)
Đại Dương là một vùng lớn chứa nước mặn tạo thành thành phần cơ bản của thủy quyển. Khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất (khoảng 361 triệu km²)

Biển và Đại dương
Diện tích Đại dương: khoảng 361 triệu km²
- Độ sâu trung bình: 3790 m
II. Vai trò
Là nguồn cung cấp hơi nước để tạo ra mưa cho khí quyển. Mưa duy trì sự sống cho các sinh vật
Là kho báu cho ngành hải sản, ngành sản xuất muối, du lịch biển. Hiện nay biển có 160000 loài động vật và 10000 loài thực vật.
Biển và đại dương còn chứa vô số mỏ dầu ở dưới đáy đại dương. Trữ lượng dầu mỏ 21 tỉ tấn, khí tự nhiên 14 nghìn tỉ m3.
Vận tải đường biển xuất nhập khẩu có
vai trò quan trọng trong buôn bán quốc
tế, là chiếm lược của nền kinh tế của
mỗi quốc gia. Vận tải biển chiếm ¾
khối lượng hàng hóa trao đổi trên thế giới.


III. Các đại dương
Có 5 đại dương trên thế giới
+ Thái Bình Dương (Pacific Ocean)
+ Đại Tây Dương (Atlantic Ocean)
+ Ấn Độ Dương (Indian Ocean)
+ Bắc Băng Dương (Arctic Ocean)
+ Nam Băng Dương (Antarctic Ocean)
- Tuy chia ra làm 5 đại dương riêng biệt nhưng cả 5 đại dương đó là 1 và được gọi là Đại Dương Thế Giới (World Ocean)
Các đại dương trên thế giới
IV. Sự sống dưới biển và đại dương
Biển là mái nhà của tập hợp đa dạng các dạng sống. Mỗi vùng khác nhau về nhiệt độ và độ sâu cung cấp nơi trú ngụ cho những loài sinh vật khác nhau.
Sinh vật sống trong biển có kích cỡ lớn như cá voi dài 30 mét cho đến thực vật nổi và động vật phù du cỡ vài micrô mét, nấm, vi khuẩn và vi rút
V. Độ muối của biển.(độ mặn)
Độ muối thường được đo bằng phần ngàn (ký hiệu ‰), trung bình biển chứa vào khoảng 35 gam muối trên một lít, độ mặn TB là 35‰
Tùy điều kiện khí hậu của từng biển, độ muối có thể cao hơn hay thấp hơn mức trên. Ví dụ như biển Đỏ có độ muối là 41‰ nghưng độ muối của biển Ban-tích chỉ là 10-15‰ hay điển hình là biển Chết có độ muối lên tới 300 ‰.
VI. Sóng
1) Sóng thường
Định nghĩa: Sóng là sự chuyển động tại chỗ của các hạt nước biển.
Nguyên nhân: Do các loại gió. Sóng thần là do động đất dưới đáy biển.
Phương di chuyển: vuông góc với phương gió thổi
Khi sóng đi vào vùng nước nông, nó chậm lại và tăng độ cao sóng.
2) Sóng thần
Sóng thần là một loại sóng bất thường gây ra bởi các sự kiện có năng lượng lớn không thường xuyên như động đất hoặc trượt lở đất dưới biển, sự va chạm của thiên thạch, núi lửa phun trào hoặc lở đất xuống biển
Sóng thần thường rất cao và có sức phá hoại rất lớn, nhấn chìm cả một thành phố hay làng mạc.
Ngày nay, con người đã có Hệ thống cảnh báo sóng thần có thể ghi nhận các sóng địa chất gây ra bởi các trận động đất chuyển động khắp thế giới cho phép các khu vực bị đe dọa được cảnh báo khả năng sóng thần tấn công
Sóng thần
VII. Thủy triều
Định nghĩa: Thủy triều là sự dâng cao và hạ thấp mực nước trong biển và đại dương.
Nguyên nhân:là kết quả của lực hút của mặt trăng và mặt trời và sự quay của Trái Đất
Phân loại: có 3 loại thủy triều là:
+ Nhật triều (mỗi ngày lên xuống 1 lần)
+ Bán nhật tiều (mỗi ngày lên xuống 2 lần)
+ Triều không đều (có ngày 1 lần,có ngày 2 lần)
Triều cường: là hiện tượng thuỷ triều có dao động lớn nhất khi Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm thẳng hàng. 
Triều kém: là hiện tượng thuỷ triều có dao động nhỏ nhất khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời ở vị trí vuông góc.

Thủy triều phát sáng là hiện tượng hiếm thấy khi các loại tảo hoặc các sinh vật phát sáng theo thủy triều trôi dạt vào bờ tạo thành một dải phát quang
VIII. Hải lưu
Định nghĩa: Là sự chuyển động nước biển và đại dương thành dòng.
Nguyên nhân: Gió thổi trên mặt biển gây ra ma sát tại mặt thoáng tiếp xúc giữa khối không khí và biển.
Phương di chuyển: Chuyển động cùng chiều với chiều gió.
Phân loại: Có hai loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh
Vai trò: +Tác động tới khí hậu
+ Ảnh hưởng tới sự di cư và phân tán
của rất nhiều loại sinh vật.
+ ………..
Các dòng hải lưu chính trên thế giới
Dòng biển nóng
Dòng biển lạnh
IX. Các tầng đại dương
IX. Các tầng đại dương
-Định nghĩa: Đại dương được chia ra thành nhiều khu vực hay tầng, phụ thuộc vào các điều kiện vật lý và sinh học của các khu vực này
Các tầng đại dương
- Các tầng dươc chia như sau:
Đại dương được chia làm 2 vùng: + Vùng chiếu sáng
+ Vùng thiếu sáng
Phần biển của Vùng chiếu sáng được gọi là Vùng biển khơi mặt (epipelagic) có độ sâu từ 0-200 m
Phần biển của Vùng thiếu sáng được chia làm 4 vùng:
+ Vùng biển khơi trung (mesopelagic) sâu từ 200-700 m
+ Vùng biển khơi sâu (bathypelagic) sâu từ 700-100 m
+ Vùng biển khơi sâu thẳm (abyssalpelagic) sâu từ 2000-4000 m
+ Vùng biên khơi tăm tối (hadalpelagic) sâu dưới 4000 m
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Duy Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)