TIỂU LUẬN DÀNH CHO LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NANG CAO CHÁT LƯỢNG DẠY HỌC
Chia sẻ bởi Hồ Văn Minh |
Ngày 13/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: TIỂU LUẬN DÀNH CHO LỚP BỒI DƯỠNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NANG CAO CHÁT LƯỢNG DẠY HỌC thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
MỞ ĐẦU
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, trước thách thức của lịch sử, bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và văn minh công nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Với phương châm xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Điều này đã được khẳng định tại văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VIII: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”.
Như vậy, giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai. Để đào tạo nên con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội, đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Cụ thể là đội ngũ giáo viên phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo.
Trường THCS Sơn Hà thành lập từ năm 2005. Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường tuy không thấp song không đồng đều. Bên cạnh những ưu điểm trẻ, khỏe, nhiệt tình, kiến thức mới, nhưng thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục.
Qua nghiên cứu thực tiễn tại trường THCS Sơn Hà, cùng quá trình học tập lớp Bồi dưỡng CBQL năm 2016, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Sơn Hà là vấn đề rất cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường trong giai đoạn hiện nay, vì thế tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Sơn Hà- Sơn Hòa- Phú Yên” để làm Tiểu luận cuối khoá.
Do thời gian có hạn đề tài có thể có thiếu sót, mong quí thầy cô, các đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bậc THCS nói chung và trường THCS Sơn Hà nói riêng.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
- Chất lượng là "Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người, sự vật" (Theo Từ điển tiếng Việt). Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính, nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật, về căn bản chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính qui định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài qui định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng.
- Đội ngũ là "khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng"( Theo Từ điển tiếng Việt). Các khái niệm về đội ngũ dùng cho các thành phần trong xã hội như đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức đều có gốc xuất phát từ đội ngũ theo thuật ngữ quân sự. Đó là một khối đông người, được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ.
Tóm lại, đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không cùng một nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đích nhất định.
- "Đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập, trước thách thức của lịch sử, bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ của nền kinh tế tri thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và văn minh công nghệ thông tin. Để đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng của sự nghiệp giáo dục, trong đó chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
Với phương châm xem phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người, Đảng ta xác định mục tiêu cơ bản của giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người Việt Nam có tri thức, có kỹ năng, có thái độ ứng xử đáp ứng được công cuộc đổi mới hiện nay. Muốn thực hiện được điều trên, đội ngũ giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng giáo dục. Điều này đã được khẳng định tại văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khóa VIII: “ Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục”.
Như vậy, giáo dục và đào tạo là chìa khóa mở cửa tiến vào tương lai. Để đào tạo nên con người mới “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của xã hội, đòi hỏi người làm công tác quản lý nhà trường phải luôn trăn trở để tìm nhiều biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của trường, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra. Cụ thể là đội ngũ giáo viên phải chuẩn hóa về trình độ đào tạo, có tư tưởng và lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lương tâm nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn, năng động, sáng tạo.
Trường THCS Sơn Hà thành lập từ năm 2005. Chất lượng đội ngũ giáo viên của trường tuy không thấp song không đồng đều. Bên cạnh những ưu điểm trẻ, khỏe, nhiệt tình, kiến thức mới, nhưng thiếu kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục.
Qua nghiên cứu thực tiễn tại trường THCS Sơn Hà, cùng quá trình học tập lớp Bồi dưỡng CBQL năm 2016, tôi nhận thấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Sơn Hà là vấn đề rất cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của trường trong giai đoạn hiện nay, vì thế tôi đã chọn đề tài: “Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THCS Sơn Hà- Sơn Hòa- Phú Yên” để làm Tiểu luận cuối khoá.
Do thời gian có hạn đề tài có thể có thiếu sót, mong quí thầy cô, các đồng nghiệp góp ý để đề tài hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên bậc THCS nói chung và trường THCS Sơn Hà nói riêng.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
- Chất lượng là "Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của người, sự vật" (Theo Từ điển tiếng Việt). Chất lượng biểu hiện ra bên ngoài qua các thuộc tính, nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật, về căn bản chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn với tính qui định về số lượng của nó và không thể tồn tại ngoài qui định ấy. Mỗi sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất giữa số lượng và chất lượng.
- Đội ngũ là "khối đông người cùng chức năng nghề nghiệp được tập hợp và tổ chức thành một lực lượng"( Theo Từ điển tiếng Việt). Các khái niệm về đội ngũ dùng cho các thành phần trong xã hội như đội ngũ trí thức, đội ngũ công nhân viên chức đều có gốc xuất phát từ đội ngũ theo thuật ngữ quân sự. Đó là một khối đông người, được tổ chức thành một lực lượng để chiến đấu hoặc để bảo vệ.
Tóm lại, đội ngũ là một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng để thực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng nghề nghiệp hoặc không cùng một nghề nghiệp nhưng cùng có chung một mục đích nhất định.
- "Đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào và có khả năng cống hiến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Văn Minh
Dung lượng: 232,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)