Thuymamnontuoitho
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Vân |
Ngày 05/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: thuymamnontuoitho thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
" Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai"
(Theo chân Bác - Tố Hữu).
Cuộc chiến chống mĩ gay go, ác liệt, nhiều người thanh niên đi thẳng ra chiến trường. Quần áo, ba lô, ai cũng tinh tươm, niềm tin sáng bừng trong mắt, chỉ sợ không đi thì lỡ mất dịp có mặt trong lễ chiến thắng. Lao vào chiến trường lúc ấy không phải là nghĩa vụ mà là niềm ao ước, danh dự mà nhiều thanh niên cảm thấy phải giành lấy bằng được. hình ảnh những người thanh niên đi vào trong thơ ca bất diệt, đánh dấu 1 chặng đường lịch sử cam go mà oai hùng. Đôi dép cao su, nón tai bèo, thế hệ thanh niên ấy chép tiếp trang sử dân tộc bằng những điều bình thường, giản dị ấy. Nơi núi rừng Trường Sơn nắng cháy lửa đạn lại xuất hiện những người lính mới còn mang màu áo thư sinh nhưng không thiếu lòng dũng cảm.Là thế hệ sau nhưng mỗi lần nhắc đến chị Võ Thị Sáu thật không khỏi bồi hồi, xúc động, hình ảnh chị Sáu mảnh mai, mái tóc cài hoa , miệng hát bài ca Cách mạng, bình thản đón nhận cái chết. Giữ vững khí tiết người chiến sỹ Cách mạng đến phút cuối.
Thanh niên miền Bác hăng hái xung phong vào cuộc chiến với một lý tưởng cao vời. Các anh còn rất trẻ, tuổi xuân còn rất dài, biết trước con dường phía trước gian truân mà không chùn bước, cận kề cái chết mà vẫn hiên ngang. Hình ảnh ấy còn gợi nhớ cho chúng ta về người con gái trung kiên trong một bài thơ nữa của nhà thơ Tố Hữu:
"Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất ..."
( Chị Võ Thị Sáu _Tố Hữu)
Chị Sáu quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia cách mạng năm 1948. Sớm có ý thức căm thù thực dân Pháp, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Tháng 5.1948, tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng. Ngày 14.7.1949, cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức. Đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tháng 5.1950, chị bị địch bắt giam ở Bà Rịa, sau chuyển đến Khám Chí Hoà, Sài Gòn.
Câu chuyện về chị Sáu chuyện người thiếu nữ anh hùng tuổi 16 được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng
Chị đã bước đến cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng súng chị hô vang những lời cuối cùng " Hồ Chủ tịch muôn năm".
Chị bây giờ hiện yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Biển quê hương ru giấc ngủ dài.Chị đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước , tô điểm cho khuôn mặt tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử chống phát xít và đế quốc thực dân . Chị mãi sống cùng lịch sử cách mạng Việt Nam, với thế hệ hôm nay và mai sau.Chúng ta- thế hệ trẻ hôm nay, những người chủ tương lai của đất nước, người chỉ nghe nói đến chiến tranh qua lời kể của thế hệ cha ông đi trước mà không thể cảm nhận hết giá trị thành quả tự do có được. Chúng ta hãy tiếp bước, thừa hưởng nhiết huyết của thế hệ tuổi trẻ năm xưa để ra sức học tập, lao động, xây dựng nước nhà ngày một vững mạnh.
(Theo chân Bác - Tố Hữu).
Cuộc chiến chống mĩ gay go, ác liệt, nhiều người thanh niên đi thẳng ra chiến trường. Quần áo, ba lô, ai cũng tinh tươm, niềm tin sáng bừng trong mắt, chỉ sợ không đi thì lỡ mất dịp có mặt trong lễ chiến thắng. Lao vào chiến trường lúc ấy không phải là nghĩa vụ mà là niềm ao ước, danh dự mà nhiều thanh niên cảm thấy phải giành lấy bằng được. hình ảnh những người thanh niên đi vào trong thơ ca bất diệt, đánh dấu 1 chặng đường lịch sử cam go mà oai hùng. Đôi dép cao su, nón tai bèo, thế hệ thanh niên ấy chép tiếp trang sử dân tộc bằng những điều bình thường, giản dị ấy. Nơi núi rừng Trường Sơn nắng cháy lửa đạn lại xuất hiện những người lính mới còn mang màu áo thư sinh nhưng không thiếu lòng dũng cảm.Là thế hệ sau nhưng mỗi lần nhắc đến chị Võ Thị Sáu thật không khỏi bồi hồi, xúc động, hình ảnh chị Sáu mảnh mai, mái tóc cài hoa , miệng hát bài ca Cách mạng, bình thản đón nhận cái chết. Giữ vững khí tiết người chiến sỹ Cách mạng đến phút cuối.
Thanh niên miền Bác hăng hái xung phong vào cuộc chiến với một lý tưởng cao vời. Các anh còn rất trẻ, tuổi xuân còn rất dài, biết trước con dường phía trước gian truân mà không chùn bước, cận kề cái chết mà vẫn hiên ngang. Hình ảnh ấy còn gợi nhớ cho chúng ta về người con gái trung kiên trong một bài thơ nữa của nhà thơ Tố Hữu:
"Người con gái trẻ măng Giặc đem ra bãi bắn Đi giữa hai hàng lính Vẫn ung dung mỉm cười Ngắt một đóa hoa tươi Chị cài lên mái tóc Đầu ngẩng cao bất khuất ..."
( Chị Võ Thị Sáu _Tố Hữu)
Chị Sáu quê ở xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia cách mạng năm 1948. Sớm có ý thức căm thù thực dân Pháp, dũng cảm, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao như giao liên, mua hàng tiếp tế cho các tổ chức cách mạng. Tháng 5.1948, tham gia phá tề, trừ gian, giết cai tổng Tòng. Ngày 14.7.1949, cùng đồng đội phá cuộc mít tinh kỉ niệm quốc khánh Pháp do ngụy quyền tổ chức. Đã trực tiếp diệt nhiều lính Pháp ở Vũng Tàu. Tháng 5.1950, chị bị địch bắt giam ở Bà Rịa, sau chuyển đến Khám Chí Hoà, Sài Gòn.
Câu chuyện về chị Sáu chuyện người thiếu nữ anh hùng tuổi 16 được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Bốn giờ sáng, xếp Lé mở cửa xà lim. Chị Sáu đã sẵn sàng trong bộ quần áo bà ba trắng toát. Chúa đảo Giắc-ty, cò cô-pơ-lanh chúa ngục Pác-xi, chủ sở điều tra Đuy-lây, cố đạo Pháp cùng bọn gác-điêng... Bọn chúng đến đông đủ vì hiếu kỳ? Vì ngạc nhiên? Vì kính phục? Vì đầu tiên có một người phụ nữ còn dưới tuổi thành niên bị bắn ở ngoài đảo khơi xa cách đất liền này. Chúng sợ việc hành quyết chị Sáu trong đất liền sẽ gây nhiều ảnh hưởng
Chị đã bước đến cái chết bằng lời ca. Với khí phách hiên ngang, bất khuất. Trước họng súng chị hô vang những lời cuối cùng " Hồ Chủ tịch muôn năm".
Chị bây giờ hiện yên nghỉ ở nghĩa trang liệt sĩ Hàng Dương, Côn Đảo. Biển quê hương ru giấc ngủ dài.Chị đã làm rạng rỡ cho non sông đất nước , tô điểm cho khuôn mặt tuổi trẻ Việt Nam trong lịch sử chống phát xít và đế quốc thực dân . Chị mãi sống cùng lịch sử cách mạng Việt Nam, với thế hệ hôm nay và mai sau.Chúng ta- thế hệ trẻ hôm nay, những người chủ tương lai của đất nước, người chỉ nghe nói đến chiến tranh qua lời kể của thế hệ cha ông đi trước mà không thể cảm nhận hết giá trị thành quả tự do có được. Chúng ta hãy tiếp bước, thừa hưởng nhiết huyết của thế hệ tuổi trẻ năm xưa để ra sức học tập, lao động, xây dựng nước nhà ngày một vững mạnh.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Vân
Dung lượng: 26,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)