Thuyet trinh Dia 6
Chia sẻ bởi Ngô Thị Đào |
Ngày 05/05/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: Thuyet trinh Dia 6 thuộc Địa lí 6
Nội dung tài liệu:
Kính chào quý thầy cô
Tổ 1
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua bài giảng " Đất & Các nhân tố hình thành đất" (Tiết 32 - Địa lí 6)
I. Lớp đất trên bề mặt lục địa (thổ nhưỡng)
II. Thành phần & đặc điểm của đất
1. Thành phần của đất
2. Đặc điểm của đất
3. Nhân tố hình thành đất
2. Đặc điểm của đất
Vậy nguyên nhân đất bị ô nhiễm là gì? Tình trạng và giải pháp làm giảm sự ô nhiễm đất hiện nay là gì?
Quan trọng nhất là độ phì vì đó là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác.
Thế nào là ô nhiễm đất?
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân ô nhiễm.
Nguyên nhân
Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp : tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ; sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch; mở rộng các hệ tưới tiêu…
Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông làm chai đất bị ô nhiễm.
Các hình thức ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi : sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg ai/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt đọng công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.
Hậu quả
Thoái hóa hóa học : Đất trở nên chua dần, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, nghèo các ion kiềm như : Ca2+ và Mg2+
Thoái hóa vật lý : tầng đất mỏng dần, mất cấu trúc hoặc cấu trúc kém, sức thấm nước kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ những cây trồng ngắn ngày phát triên.
Thoái hóa sinh học : hoạt tính sinh học của đất kém do thiếu chất hữu cơ, đất chua và nhiều độc tố
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Hướng giải quyết
Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi như: giảm độ mặn cho đất; chống hoang mạc hóa và bạc màu; xử lý nước tự nhiên bị ô nhiễm; xử lý nước và chất thải chăn nuôi…
Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn
Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất.
Hạn chế đến mức tối đa các chất thải công nghiệp. Có biện pháp xử lý rác thải một cách hợp lý.
Giáo dục giới trẻ, học sinh biết cách bảo vệ và gìn giữ môi trường sống.
Vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Ph?n thuy?t trình của Tổ 1 đến đây kết thúc
Cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi
Tổ 1
Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh qua bài giảng " Đất & Các nhân tố hình thành đất" (Tiết 32 - Địa lí 6)
I. Lớp đất trên bề mặt lục địa (thổ nhưỡng)
II. Thành phần & đặc điểm của đất
1. Thành phần của đất
2. Đặc điểm của đất
3. Nhân tố hình thành đất
2. Đặc điểm của đất
Vậy nguyên nhân đất bị ô nhiễm là gì? Tình trạng và giải pháp làm giảm sự ô nhiễm đất hiện nay là gì?
Quan trọng nhất là độ phì vì đó là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác.
Thế nào là ô nhiễm đất?
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác nhân ô nhiễm.
Nguyên nhân
Áp lực tăng dân số đòi hỏi nhu cầu tăng lương thực, thực phẩm ngày càng tăng và phải tăng cường khai thác độ phì nhiêu của đất bằng nhiều biện pháp : tăng cường sử dụng hóa chất như phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ; sử dụng chất kích thích sinh trưởng làm giảm thất thoát và tạo nguồn lợi cho thu hoạch; mở rộng các hệ tưới tiêu…
Việc đẩy mạnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và mạng lưới giao thông làm chai đất bị ô nhiễm.
Các hình thức ô nhiễm đất
Ô nhiễm đất do sử dụng phân hóa học, phân tươi : sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.
Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg ai/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt đọng công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.
Hậu quả
Thoái hóa hóa học : Đất trở nên chua dần, hàm lượng hữu cơ và lân dễ tiêu thấp, nghèo các ion kiềm như : Ca2+ và Mg2+
Thoái hóa vật lý : tầng đất mỏng dần, mất cấu trúc hoặc cấu trúc kém, sức thấm nước kém, đất chặt không thuận lợi cho bộ rễ những cây trồng ngắn ngày phát triên.
Thoái hóa sinh học : hoạt tính sinh học của đất kém do thiếu chất hữu cơ, đất chua và nhiều độc tố
Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.
Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng.
Hướng giải quyết
Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi như: giảm độ mặn cho đất; chống hoang mạc hóa và bạc màu; xử lý nước tự nhiên bị ô nhiễm; xử lý nước và chất thải chăn nuôi…
Áp dụng các biện pháp canh tác chống xói mòn
Từng bước xây dựng một nền nông nghiệp “sạch” đảm bảo đa dạng hóa cây trồng, tạo năng suất bền vững, ổn định, giảm sử dụng phân khoáng và hóa chất độc hại bảo vệ thực vật. Không nên đặt mục tiêu duy nhất bằng mọi giá đạt năng suất cây trồng, vật nuôi cao nhất.
Hạn chế đến mức tối đa các chất thải công nghiệp. Có biện pháp xử lý rác thải một cách hợp lý.
Giáo dục giới trẻ, học sinh biết cách bảo vệ và gìn giữ môi trường sống.
Vấn đề nghiên cứu biến đổi môi trường đất cần được đặt ra một cách có hệ thống trong phạm vi toàn quốc, việc phối hợp hành động với các nước trong khu vực và toàn cầu là một đòi hỏi cấp bách nhằm góp phần thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng.
Ph?n thuy?t trình của Tổ 1 đến đây kết thúc
Cám ơn quý thầy cô đã quan tâm theo dõi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Đào
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)