Thực trạng tổ chức bữa ăn
Chia sẻ bởi Trương Nguyệt |
Ngày 05/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: Thực trạng tổ chức bữa ăn thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG NHA TRANG
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI THU HOẠCH
HỌ & TÊN : TRƯƠNG THỊ MINH NGUYỆT
LỚP : M14E
CƠ SỞ THỰC TẬP : TRƯỜNG MẪU GIÁO 2-4 CAM RANH
Cam Ranh, ngày 23 tháng 03 năm 2012
Đề bài: Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non tại cơ sở thực tập. Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết
BÀI LÀM:
Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh... Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách
Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc ,màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp,mong muốn tạo ra cái đẹp. Về thể chất lao động giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay , cổ tay ,các cơ bàn tay,... giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình
Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vẽ còn góp phần tích cực vào việc chuẩn bị các điều kiện và tâm thế để trẻ vào tiểu học được thuận lợi dễ dàng hơn. Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích cực không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ
Trong quá trình thực tập, ngoài những giờ hoạt động khác còn có rất nhiều giờ hoạt động tạo hình. Giáo viên tổ chức hoạt động đúng theo giáo án & trình tự, các hoạt động có nhiều sáng tạo, mới mẻ nên hấp dẫn & thu hút trẻ. Giáo viên gợi ý & giúp đỡ trẻ kịp thời, xử lý nhanh & hợp lý các tình huống xảy ra
Tuy nhiên, do sợ trẻ không thực hiện được, giáo viên đôi lúc làm mẫu quá chi tiết & nhiều lần, buộc trẻ phải làm theo đúng trình tự. Từ đó, trẻ mất hứng thú, không còn tính sáng tạo, trẻ không có thời gian để phát triển khả năng tạo hình, sản phẩm trẻ tạo ra đôi lúc còn nghèo nàn
Song, bên cạnh đó, giáo viên tận dụng chọn những sản phẩm tạo hình đẹp của trẻ và sản phẩm của bé khéo tay lần lượt treo ở góc tạo hình nhằm để cung cấp kỹ năng tạo hình cho trẻ đồng thời giúp trẻ nảy sinh cảm xúc về đối tượng tạo hình. Bởi vì khi trẻ lĩnh hội tốt kỹ năng thì trẻ dễ dàng vận dụng, những kỹ năng đó vào những tình huống khác nhau
Để tạo cho trẻ nhận thức và tiếp xúc được với đối tượng tạo hình ttrong môi trường tự nhiên, trong quá trình tiếp xúc, cô cung cấp cho trẻ những hiểu biết cơ bản về hình dáng, màu sắc... giúp trẻ những phân tích, so sánh tổng hợp để tạo ra điểm chung, điểm riêng của những vật cùng loại, giúp trẻ hiểu biết đối tượng tạo hình sâu sắc
Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng
Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ. Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÀI THU HOẠCH
HỌ & TÊN : TRƯƠNG THỊ MINH NGUYỆT
LỚP : M14E
CƠ SỞ THỰC TẬP : TRƯỜNG MẪU GIÁO 2-4 CAM RANH
Cam Ranh, ngày 23 tháng 03 năm 2012
Đề bài: Đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non tại cơ sở thực tập. Từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết
BÀI LÀM:
Phát triển thẩm mỹ là 1 trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho trẻ Mầm non. Với mỗi trẻ em nói chung, trẻ mầm non nói riêng đều có tâm hồn nhạy cảm với thế giới xung quanh, thế giới xung quanh chứa đựng bao điều mới lạ hấp dẫn. Trẻ thường tỏ ra dễ xúc cảm với cảnh vật xung quanh, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật có nhiều màu sắc, hay 1 bông hoa đẹp, bức tranh sinh động, đồ chơi ngộ nghĩnh... Với đặc điểm như vậy nên năng khiếu nghệ thuật thường được nảy sinh ngay từ tuổi ấu thơ. Vì vậy việc giáo dục thẩm mỹ cần được bồi dưỡng ngay từ tuổi mẫu giáo để ươm trồng những tài năng nghệ thuật cho tương lai
Nội dung hoạt động tạo hình trong trường mầm non là 1 phương tiện phát triển thẩm mỹ cho trẻ rất hữu hiệu. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lí như khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó buộc trẻ phải tư duy và quá trình đó làm phát triển óc tưởng tượng sáng, ham muốn tạo ra cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện nhân cách
Hoạt động tạo hình có một ý nghĩa rất lớn với sự phát triển toàn diện của trẻ. Trước hết hoạt động này tạo điều kiện để trẻ phát triển khả năng tri giác đồ vật về hình dáng cấu trúc ,màu sắc, hình thành ở trẻ các thao tác tư duy, phát triển khả năng sáng tạo của trẻ
Về đạo đức, hoạt động tạo hình giúp hình thành ở trẻ các đức tính tốt như: Yêu thích cái đẹp,mong muốn tạo ra cái đẹp. Về thể chất lao động giúp trẻ phát triển các khớp ngón tay , cổ tay ,các cơ bàn tay,... giúp trẻ ngày càng khéo léo linh hoạt. Về thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành xúc cảm và thị hiếu thẩm mỹ khi trẻ tạo hình
Đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) vẽ còn góp phần tích cực vào việc chuẩn bị các điều kiện và tâm thế để trẻ vào tiểu học được thuận lợi dễ dàng hơn. Vì vậy, hoạt động tạo hình là phương tiện giáo dục toàn diện rất tích cực không thể thiếu được trong chương trình giáo dục trẻ
Trong quá trình thực tập, ngoài những giờ hoạt động khác còn có rất nhiều giờ hoạt động tạo hình. Giáo viên tổ chức hoạt động đúng theo giáo án & trình tự, các hoạt động có nhiều sáng tạo, mới mẻ nên hấp dẫn & thu hút trẻ. Giáo viên gợi ý & giúp đỡ trẻ kịp thời, xử lý nhanh & hợp lý các tình huống xảy ra
Tuy nhiên, do sợ trẻ không thực hiện được, giáo viên đôi lúc làm mẫu quá chi tiết & nhiều lần, buộc trẻ phải làm theo đúng trình tự. Từ đó, trẻ mất hứng thú, không còn tính sáng tạo, trẻ không có thời gian để phát triển khả năng tạo hình, sản phẩm trẻ tạo ra đôi lúc còn nghèo nàn
Song, bên cạnh đó, giáo viên tận dụng chọn những sản phẩm tạo hình đẹp của trẻ và sản phẩm của bé khéo tay lần lượt treo ở góc tạo hình nhằm để cung cấp kỹ năng tạo hình cho trẻ đồng thời giúp trẻ nảy sinh cảm xúc về đối tượng tạo hình. Bởi vì khi trẻ lĩnh hội tốt kỹ năng thì trẻ dễ dàng vận dụng, những kỹ năng đó vào những tình huống khác nhau
Để tạo cho trẻ nhận thức và tiếp xúc được với đối tượng tạo hình ttrong môi trường tự nhiên, trong quá trình tiếp xúc, cô cung cấp cho trẻ những hiểu biết cơ bản về hình dáng, màu sắc... giúp trẻ những phân tích, so sánh tổng hợp để tạo ra điểm chung, điểm riêng của những vật cùng loại, giúp trẻ hiểu biết đối tượng tạo hình sâu sắc
Hoạt động tạo hình có vai trò rất lớn đối với sự nhận thức cho trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình trẻ có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, hình dung về đối tượng đó, từ đó trẻ xây dựng các đối tượng
Hoạt động tạo hình là phương tiện để phát triển tư duy, trí nhớ, tưởng tượng… điều đó giúp tăng thêm vốn hiểu biết của trẻ. Hoạt động tạo hình cũng là con đường để giáo dục tình cảm – xã hội cho trẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Nguyệt
Dung lượng: 60,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)