THỎ CON ĐI HỌC
Chia sẻ bởi Trần Thị Hồng Yến - Pht |
Ngày 05/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: THỎ CON ĐI HỌC thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Thứ ba, ngày 19 tháng 11 năm 2013
LQVH: TRUYỆN “ THỎ CON ĐI HỌC”
- Đỗ Thị Ngọc Anh -.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung chuyện, kể lại truyện theo ý của trẻ
- Rèn khả năng ghi nhớ và kể chuyện diễn cảm
- Phát triển tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ ở trẻ
- Giáo dục cháu biết vâng lời bố mẹ, không được chơi ở lòng lề đường và luôn thực hiện đúng luật đi đường.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên thuộc chuyện, kể diễn cảm.
- Bộ tranh thỏ con đi học, từ “Thỏ con đi học”.
- Một số tranh ảnh, đồ chơi, gạch bỏ hành vi sai, bài hát “Đường em đi”, “Điều em nhớ”.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cho cả lớp vừa đi vừa hát bài “Điều em nhớ”.
+ Đường của các con đi là đường nào? (đường bên phải)
+ Vì sao cháu không đi đường bên trái? (vì đi bên trái là sai dễ gây tai nạn)
- GDCC có một câu chuyện kể về gia đình thỏ. Hằng ngày thỏ mẹ dẫn thỏ con đi đến trường. Nhưng hôm nay bố mẹ thỏ bận việc nên thỏ con xin phép bố mẹ được đi học một mình. Muốn biết thỏ mẹ dặn thỏ con điều gì, và thỏ con có vâng lời mẹ không, và điều gì xảy ra với thỏ, bây giờ các cháu hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Thỏ con đi học” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh.
* Hoạt động 2: Kể chuyện
- Cô kể chuyện lần 1diễn cảm.
- Hỏi: cô vừa kể chuyện gì? (Thỏ con đi học)
- Cô cho cả lớp đồng thanh “Thỏ con đi học”
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp xem slide
* Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Câu chuyện “Thỏ con đi học” của tác giả nào? (Đỗ Thị Ngọc Anh)
- Mấy hôm nay, nhà của bạn thỏ bận rộn việc gì? (đào xới khu vườn để trồng cà rốt)
- Thấy bố mẹ bận rộn, thỏ con đã nói gì với bố mẹ? (thỏ con xin phép bố mẹ đi học một mình)
- Thỏ mẹ dặn thỏ con điều gì? (con đi cẩn thận, đi lề bên phải, đến ngã tư phải đi trên vạch sơn trắng)
- Khi gặp chó con, chó con nói gì với thỏ? (chó rủ thỏ con chơi bóng trên đường)
- Thỏ con trả lời thế nào? (tớ không chơi bóng trên đường, rất nguy hiểm)
- Khi chó chơi bóng trên đường một mình thì điều gì xảy ra? (bóng lăn xuống đường, chó con chạy theo rồi bị té)
- Lúc đó bác lái xe làm gì? (lau chỗ xước và xoa dầu)- Bác dặn chó và thỏ như thế nào? (đi trên lề đường, không chơi nữa)
- Đến lớp, cô giáo dạy bài học gì? (ATGT, không đùa giỡn, thả diều, đá bóng ở lòng đường)
- Tại sao không đùa giỡn, thả diều, đá bóng ở lòng đường? (vì gây tai nạn cho mình và cho người khác)
- Giờ ra chơi, chó đến bên thỏ nói gì?
- Các cháu thấy thỏ trong câu chuyện này vâng lời mẹ không?
- Còn các cháu khi đi ra đường đi ở đâu?
- Đúng rồi, các cháu phải đi đúng phần đường của mình, phía bên phải lề đường, không được chơi, đùa giỡn trên đường, muốn sang đường phải nhìn trước nhìn sau, nếu không có xe thì mới được sang đường.
- Nếu ở đường phố thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè, muốn sang đường thì đi trên vạch sơn trắng.
Vừa rồi các cháu học ngoan, cô sẽ thưởng cho các cháu một trò chơi.
* Hoạt động 4: Trò chơi thi đua “Gạch bỏ hành vi sai”
- Chia 2 đội chơi, mỗi đội 10 cháu, số còn lại cổ vũ.
- Cô giới thiệu cách chơi:
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được gạch 1 hành vi. Sau 3 lần hát thì trò chơi kết thúc, đội nào gạch được nhiều hành vi sai đội đó chiến thắng
+ Cách chơi: Hai bạn đầu hàng chạy lên và tìm ra hành vi sai sau đó gạch chéo
- Cô tiến hành cho trẻ chơi
- Cô trẻ cùng kiểm tra kết quả của hai đội
Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* HĐCCĐ: Cảm nhận thời tiết buổi sáng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết quan sát và nêu cảm nhận của mình về thời tiết của buổi sáng, từ đó hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ bản thân khi thời
LQVH: TRUYỆN “ THỎ CON ĐI HỌC”
- Đỗ Thị Ngọc Anh -.
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ hiểu được nội dung chuyện, kể lại truyện theo ý của trẻ
- Rèn khả năng ghi nhớ và kể chuyện diễn cảm
- Phát triển tư duy, tưởng tượng, ghi nhớ ở trẻ
- Giáo dục cháu biết vâng lời bố mẹ, không được chơi ở lòng lề đường và luôn thực hiện đúng luật đi đường.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên thuộc chuyện, kể diễn cảm.
- Bộ tranh thỏ con đi học, từ “Thỏ con đi học”.
- Một số tranh ảnh, đồ chơi, gạch bỏ hành vi sai, bài hát “Đường em đi”, “Điều em nhớ”.
III. Tổ chức hoạt động:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Cho cả lớp vừa đi vừa hát bài “Điều em nhớ”.
+ Đường của các con đi là đường nào? (đường bên phải)
+ Vì sao cháu không đi đường bên trái? (vì đi bên trái là sai dễ gây tai nạn)
- GDCC có một câu chuyện kể về gia đình thỏ. Hằng ngày thỏ mẹ dẫn thỏ con đi đến trường. Nhưng hôm nay bố mẹ thỏ bận việc nên thỏ con xin phép bố mẹ được đi học một mình. Muốn biết thỏ mẹ dặn thỏ con điều gì, và thỏ con có vâng lời mẹ không, và điều gì xảy ra với thỏ, bây giờ các cháu hãy lắng nghe cô kể câu chuyện “Thỏ con đi học” của tác giả Đỗ Thị Ngọc Anh.
* Hoạt động 2: Kể chuyện
- Cô kể chuyện lần 1diễn cảm.
- Hỏi: cô vừa kể chuyện gì? (Thỏ con đi học)
- Cô cho cả lớp đồng thanh “Thỏ con đi học”
- Cô kể chuyện lần 2 kết hợp xem slide
* Hoạt động 3: Giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Câu chuyện “Thỏ con đi học” của tác giả nào? (Đỗ Thị Ngọc Anh)
- Mấy hôm nay, nhà của bạn thỏ bận rộn việc gì? (đào xới khu vườn để trồng cà rốt)
- Thấy bố mẹ bận rộn, thỏ con đã nói gì với bố mẹ? (thỏ con xin phép bố mẹ đi học một mình)
- Thỏ mẹ dặn thỏ con điều gì? (con đi cẩn thận, đi lề bên phải, đến ngã tư phải đi trên vạch sơn trắng)
- Khi gặp chó con, chó con nói gì với thỏ? (chó rủ thỏ con chơi bóng trên đường)
- Thỏ con trả lời thế nào? (tớ không chơi bóng trên đường, rất nguy hiểm)
- Khi chó chơi bóng trên đường một mình thì điều gì xảy ra? (bóng lăn xuống đường, chó con chạy theo rồi bị té)
- Lúc đó bác lái xe làm gì? (lau chỗ xước và xoa dầu)- Bác dặn chó và thỏ như thế nào? (đi trên lề đường, không chơi nữa)
- Đến lớp, cô giáo dạy bài học gì? (ATGT, không đùa giỡn, thả diều, đá bóng ở lòng đường)
- Tại sao không đùa giỡn, thả diều, đá bóng ở lòng đường? (vì gây tai nạn cho mình và cho người khác)
- Giờ ra chơi, chó đến bên thỏ nói gì?
- Các cháu thấy thỏ trong câu chuyện này vâng lời mẹ không?
- Còn các cháu khi đi ra đường đi ở đâu?
- Đúng rồi, các cháu phải đi đúng phần đường của mình, phía bên phải lề đường, không được chơi, đùa giỡn trên đường, muốn sang đường phải nhìn trước nhìn sau, nếu không có xe thì mới được sang đường.
- Nếu ở đường phố thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè, muốn sang đường thì đi trên vạch sơn trắng.
Vừa rồi các cháu học ngoan, cô sẽ thưởng cho các cháu một trò chơi.
* Hoạt động 4: Trò chơi thi đua “Gạch bỏ hành vi sai”
- Chia 2 đội chơi, mỗi đội 10 cháu, số còn lại cổ vũ.
- Cô giới thiệu cách chơi:
+ Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được gạch 1 hành vi. Sau 3 lần hát thì trò chơi kết thúc, đội nào gạch được nhiều hành vi sai đội đó chiến thắng
+ Cách chơi: Hai bạn đầu hàng chạy lên và tìm ra hành vi sai sau đó gạch chéo
- Cô tiến hành cho trẻ chơi
- Cô trẻ cùng kiểm tra kết quả của hai đội
Kết thúc.
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* HĐCCĐ: Cảm nhận thời tiết buổi sáng
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết quan sát và nêu cảm nhận của mình về thời tiết của buổi sáng, từ đó hình thành cho trẻ ý thức bảo vệ bản thân khi thời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Hồng Yến - Pht
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)