Thơ "chúng em chơi giao thông"

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hoài | Ngày 05/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: thơ "chúng em chơi giao thông" thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Làm quen văn hoc:
Thơ : Chúng em chơi giao thông
I. Kết quả mong đợi:
*. Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả
- Trẻ thuộc thơ “Chúng em chơi giao thông” và hiểu nội dung bài thơ.
- Trẻ nắm được quy định của đèn tín hiệu giao thông
*. Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ và cách diễn đạt cho trẻ
- Phát triển khả năng ghi nhớ, chú ý có chủ định
- Rèn kỹ năng đọc thơ diễn cảm
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết chấp hành luật giao thông
- Mạnh dạn, tự tin, hứng thú với giờ học.
II. Chuẩn bị:
- Bài giảng điện tử, máy tính, loa, máy chiếu
- Các slides hình ảnh nội dung thơ “Chúng em chơi giao thông”
- Đèn, xanh, đỏ, vàng bằng bìa đủ cho mỗi trẻ 1 đèn
- 1 vòng tròn tượng trưng cho trụ đèn giao thông
III. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

1. Tạo cảm xúc:
- Cô chào hỏi và giới thiệu chương trình “Tôi yêu Việt Nam” và giới thiệu các đội chơi
Phần 1: “Thử sức”
- Cho trẻ chơi trò chơi “Bé làm đèn hiệu giao thông”
Cách chơi: Cho mỗi trẻ chọn 1 đèn hiệu, cô vẽ 1 vòng tròn giữa lớp làm “Cột đèn hiệu giao thông”. Cho trẻ đi chơi và hát khi nghe cô nói tín hiệu thì trẻ cầm đèn nhảy vào vòng tròn, giơ cao đèn và nói được màu đó
+ Cô nói “Được đi”


+ Cô nói “Dừng lại”


+ Cô nói: “Đi chậm”


2. Hoạt động trọng tâm:
Phần 2: “Đồng đội”
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
- Cô đọc thơ cho trẻ nghe
+ Vừa rồi cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Bài thơ do ai sáng tác?
- Cô đọc thơ diễn cảm qua màn hình chiếu
* Trích dẫn, đàm thoại:
- “ Sân trường đầy nắng
Vui quá bạn ơi
Chúng em vui chơi
Giao thông đường phố
“Các bạn chơi giao thông trong lúc thời tiết thật là đẹp, ánh ban mai đang chiếu xuống sân trường các bạn nhỏ chơi trò chơi giao thông đường phố. Bác Tô Ngải đã ghi lại khoảnh khắc vui chơi chấp hành luật giao thông đầy niềm vui”
+Thế các bạn đang chơi trò chơi gì nào?
+ Bạn chơi trò chơi giao thông ở đâu?
+ Khi được chơi trò chơi giao thông thì các bạn cảm thấy thế nào?
+ Nhà thơ diễn tả điều ấy qua những câu thơ nào?
+ Các bạn đang chơi giao thông thấy tín hiệu đèn màu xanh bật lên thì các bạn làm gì?
+ Kìa! Đèn màu đỏ bật lên rồi đấy. Các bạn sẽ làm gì đây?
+ Đột nhiên đèn vàng sáng trên đường đi con nghĩ bạn sẽ làm gì?
“Bài thơ là lời nhắn nhủ của nhà thơ Ngô Tô Ngải tới tất cả các bạn nhỏ khi tham gia giao thông ở ngã tư đường phố gặp đèn xanh thì đi liền, thấy đèn đỏ dừng lại và đèn vàng thì chờ đợi”
+ Nhà thơ đã dặn các con qua câu thơ nào?
“ Ngã tư mới mở
Đèn hiệu bật lên
Đèn xanh đi liền
Đèn đỏ dừng lại
Đèn vàng chớ ngại
Chờ nhé bạn ơi.”
+ Nhà thơ còn dặn các con điều gì nữa khi học khi chơi ở trường?
“ Cùng học cùng chơi
Theo lời cô giáo”
+ Qua bài thơ này nhà thơ Ngô Tô Ngải muốn nói gì với con nào?
+ Thế khi được đi ra phố gặp đèn đỏ chúng ta nên làm gì?
+ Đèn màu vàng bật lên thì chúng ta sẽ làm gì?
+ Chúng ta phải làm gì khi thấy tín hiệu đèn xanh?
* Cho trẻ vận động bài “Đi xe đạp” chuyển đội hình chữ U
Cho trẻ đi và cô giơ đèn hiệu
Phần 3: Tài năng
Cho trẻ cùng thể hiện năng khiếu đọc thơ diễn cảm
- Cả lớp đọc thơ diễn cảm
- Mời tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ diễn cảm
Cô sửa sai cho trẻ
- Mời 2 đội đọc thơ đối đáp
- Mời 3 đội đọc thơ to – nhỏ
+ Ngoài cách đọc thơ vừa rồi các con còn biết cách nào để thể hiện khác cho cô cùng các bạn nghe không?
Cho trẻ thể hiện bài thơ với những cách khác nhau: Đọc ráp, hát
3. Kết thúc hoạt động:
- Nhận xét – tuyên dương
- Tặng quà cho mỗi đội chơi


- Trẻ vỗ tay


- Trẻ đi và hát “Em đi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hoài
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)