Thi học kỳ môn sinh 6 Đề 2

Chia sẻ bởi Phạm Chính Hãng | Ngày 16/10/2018 | 56

Chia sẻ tài liệu: Thi học kỳ môn sinh 6 Đề 2 thuộc Địa lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ 1 ĐỀ THI HỌC KỲ II MÔN SINH 6 - NĂM HỌC 2009-2010
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN : (Đề gồm 20 câu) - Thời gian làm bài : 20 phút
Câu 1: Thụ phấn là hiện tượng
A. gió thổi làm bay phấn.
B. do con người thực hiện.
C. hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
D. sâu bọ đem hạt phấn đến cho hoa.
Câu 2: Nhóm nào sau đây gồm toàn quả thịt?
A. Quả táo, quả đậu hòa lan.
B. Quả cải, quả đậu, quả dưa hấu.
C. Quả su su, quả chò, quả mướp.
D. Quả cam, quả mận, quả cà chua.
Câu 3: Đặc điểm nào sau đây là của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ?
A. Bao hoa thường tiêu giảm.
B. Hoa có màu sắc sặc sỡ và hương thơm.
C. Hạt phấn nhiều, nhỏ và nhẹ.
D. Hoa thường mọc ở ngọn cây.
Câu 4: Hạt gồm các bộ phận
A. vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
B. rễ mầm, thân mầm, chồi mầm, lá mầm.
C. vỏ, phôi, lá mầm.
D. vỏ và phôi nhũ.
Câu 5: Phát tán là hiện tượng
A. quả và hạt có thể bay xa nhờ gió.
B. quả và hạt có thể mang đi xa nhờ động vật.
C. quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.
D. quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống.
Câu 6: Trồng cây ngoài ven đê có vai trò
A. giúp điều hòa khí hậu.
B. bảo vệ đất, chống xói mòn, chắn gió.
C. làm đẹp cảnh quan.
D. giữ nguồn nước và điều hòa khí hậu.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là của quả và hạt phát tán nhờ gió?
A. Có màu đỏ đẹp, có mùi thơm.
B. Làm thức ăn cho chim.
C. Có cánh hoặc chùm lông.
D. Có gai, có góc.
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là của ngành rêu?
A. Rễ giả, thân, lá thật chưa có mạch dẫn.
B. Thân, lá, rễ thật, có mạch dẫn.
C. Thân, rễ, lá phát triển, mạch dẫn lớn.
D. Thân, rễ, lá phát triển đa dạng.
Câu 9: Đặc điểm của cây hạt trần là
A. sinh sản bằng bào tử.
B. sinh sản bằng hạt, có nón.
C. sinh sản bằng hạt, có hoa và quả.
D. sinh sản bằng túi bào tử.
Câu 10: Tính chất đặc trưng của cây hạt kín là
A. sống ở trên cạn.
B. có rễ, thân, lá.
C. sinh sản bằng hạt.
D. có hoa, quả, hạt nằm trong quả.
Câu 11: Việc mà con người không được làm dưới đây là:
A. Bảo vệ môi trường sống của động vật.
B. Xây dựng vườn thực vật, vườn quốc gia.
C. Khai thác, đánh bắt các loài động thực vật quý hiếm.
D. Ngăn chặn sự tàn phá rừng.
Câu 12 Nhóm cây nào gồm toàn cây lương thực?
A. Lúa, đậu tương, su hào. B. Lúa, ngô, khoai.
C. Hồng, cúc, lan. D. Cà phê, chè, cao su.
Câu 13: Nhóm nào gồm toàn cây hạt kín?
A. Bưởi, đào, chanh. B. Thông, dừa, cau.
C. Dương xỉ, lúa, ngô. D. Rêu, ớt, cải.
Câu 14: Nhóm cây nào gồm toàn cây một lá mầm?
A. Ổi, bưởi, cải xanh. B. Mít, táo, chanh.
C. Lúa, ngô, hành. D. Mận, xoài, ngô.
Câu 15: Nhóm cây nào gồm toàn cây hai lá mầm?
A. Lúa, tre, dừa. B. Táo, hành, mít.
C. Cà phê, ngô, mía. D. Bưởi, hồng xiêm, đào.
Câu 16: Tảo là thực vật bậc thấp vì
A. cơ thể có cấu tạo đơn bào. B. sống ở nước.
C. cơ thể có cấu tạo đa bào. D. chưa có rể, thân, lá.
Câu 17: Vi khuẩn khác với tảo đơn bào ở đặc điểm
A. tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh.
B. có vách ngăn tế bào.
C. cấu tạo đơn bào.
D. sống ở cạn.
Câu 18: Nấm khác thực vật ở
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Chính Hãng
Dung lượng: 32,50KB| Lượt tài: 4
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)