Tham luận về phát triễn vận động

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Kim Chi | Ngày 05/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: tham luận về phát triễn vận động thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Kính thưa các vị đại biểu khách quí .Kính thưa Hội nghị
Kính thưa toàn thể các đồng chí giáo viên trong trường.
Lời đầu tiên cho phép tôi được gửi tới các vị đại biểu khách quí cùng toàn thể các đồng chí lời chúc sức khỏe và hạnh phúc. Chúc hội thành công tốt đẹp.
Kính thưa hội , trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết năm học 2013 -2014 và những phương hướng nhiệm vụ năm học 2014 - 2015 mà đồng chí Hiệu trưởng vừa trình bày. Sau đây tôi xin được tham luận trước hội nghị về một số biện pháp nhằm nâng cao chuyên đề phát triễn vận động cho trẻ trong trường mầm non.
Kính thưa hội nghị ! Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động với mục đích góp phần củng cố, tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối, hài hòa về hình thái và chức năng của cơ thể của trẻ. Rèn luyện tư thế vận động cơ bản; phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, bền; phát triển khả năng định hướng trong không gian. Góp phần rèn luyện và phát triển cảm giác nhịp điệu, khả năng cảm nhận cái đẹp qua vận động nhanh nhẹn, nhịp nhàng, đúng tư thế, sự hứng thú đối với các loại vận động và đối với hoạt động tập thể. Rèn luyện tính trung thực, tính tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, lòng dũng cảm, tự tin và khả năng tự quản, tự lập cho trẻ. Hình thành cho trẻ những thói quen vận động cần thiết cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Để làm tốt điều đó chúng ta gặp không ít thuận lợi và khó khăn:
* Thuận lợi :
- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi để cho giáo viên học tập lẫn nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề về phát triển vận động cho trẻ và thực hành luyện tập .
* Khó khăn:
Phát triển vận động cho trẻ MN là việc làm thường ngày của các cô giáo khi trực tiếp dạy dỗ các cháu ở trường MN. Song khi đi sâu vào chuyên đề phát triển vận động vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế sau:
- Một số giáo viên còn hạn chế trong việc sáng tạo các động tác tập luyện kết hợp với nhạc cho trẻ nghe và thực hành tập luyện .
- Phòng hoạt động giáo dục thể chất chưa có nên còn nhiều ảnh hưởng đến việc cho trẻ làm quen với 1 số hoạt động thể chất.
Diện tích sân trường còn hẹp nên cũng có phần ảnh hưởng đến hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
- Đôi khi còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết nên các hoạt động ít được tổ chức ngoài trời nhằm tạo không gian thoải mái cho trẻ được vận động .
*Từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chuyên đề phát triển vận động cho trẻ trong như sau:
1. Đối với trường
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo thực hiện chuyên đề phát triển vận động.
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong việc: Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thông qua đời sống hàng ngày đối với trẻ ở trờng mầm non.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền thông qua buổi họp phụ huynh và giờ đón - trả trẻ.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo lịch về chất lượng Giáo viên, học sinh trong việc thực hiện chương trình.
- Tham mưu với lãnh đạo Phòng giáo dục đầu tư thêm trang thiết bị đồ chơi phục vụ cho hoạt động phát triển thể chất như: Đồng phục biểu diễn, dụng cụ thể dục như : vòng, gậy, ghế , cổng chui, nơ, đích ném, bóng , băng đĩa thể dục....
Nhà trường tiếp tục tham mưu với lãnh đạo địa phương đầu tư xây phòng giáo dục thể chất cho trẻ thực hiện hoạt động triển vận động một cách say mê hứng thú.
2. Đối với giáo viên:
- Xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề phù hợp với điều kiện của nhóm, lớp mình và khả năng nhận thức của trẻ.
- Đưa giáo dục thể chất lồng ghép vào các hoạt động hàng ngày của trẻ như: giờ đón trẻ, thể dục sáng, hoạt động chung, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời,…
- Giáo viên căn cứ vào mục tiêu cần đạt và khả năng của trẻ để xác định nội dung trọng tâm. Khi lựa chọn nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp, giáo viên cần cân nhắc kỹ lưỡng tính phù hợp, hài hoà theo từng độ tuổi, chủ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Kim Chi
Dung lượng: 48,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)