Tham khao

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Cảm | Ngày 05/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: tham khao thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng nhất của ý thức giác ngộ dân tộc và cũng là phương tiện thống nhất dân tộc. Ở các quốc gia đa dân tộc, đa văn hoá và đa ngôn ngữ cùng với vấn đề dân tộc và tôn giáo, ngôn ngữ càng trở nên có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì thế, ở bất kì quốc gia nào, nhà nước cũng luôn quan tâm đến chính sách ngôn ngữ, và chính sách ngôn ngữ luôn luôn được coi là một phần không thể thiếu trong chính sách dân tộc. 
Xuất phát từ nhu cầu cần phải đánh giá chính xác và khách quan thực trạng của việc thực hiện chính sách ngôn ngữ trong thời gian qua, tình hình thực tế của cảnh huống ngôn ngữ trong 10 năm sắp tới của đất nước, Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã giao cho Viện Ngôn ngữ học tổ chức hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ trong thời kì CNH,HĐH và hội nhập quốc tế.”
I. Tình hình xây dựng, cải tiến và sử dụng chữ viết của các dân tộc thiểu số
Cuộc điều tra khảo sát về chữ viết của các dân tộc thiểu số tiến hành vào cuối năm 1977 cho thấy tình hình chung như sau:
1. Tiếng và chữ phổ thông ngày càng được phổ cập sâu rộng trong đồng bào các dân tộc thiểu số với tư cách là ngôn ngữ chung của cả nước, đã và đang góp phần thiết thực thúc đẩy sự phát triển các mặt ở các vùng dân tộc thiểu số. Tuy vậy, ở một số nơi, nhất là ở vùng cao, việc phổ cập tiếng và chữ phổ thông chưa được tiến hành tốt.
2. Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số được Nhà nước tôn trọng, duy trì và giúp đỡ phát triển, do đó đã góp phần xoá mù chữ dân tộc ở một số vùng mà đồng báo ít biết hoặc không biết tiếng phổ thông; đã đáp ứng yêu cầu của đồng bào về việc dùng chữ dân tộc ghi sổ sách, viết thư từ, chép tư liệu văn học dân gian, và tiến hành các công tác thông tin, tuyên truyền ở địa phương. Một số chữ dân tộc đã được dạy và học ở các trường phổ thông. Tuy nhiên việc sử dụng tiếng và chữ dân tộc trong các công tác giáo dục, văn hoá văn nghệ, thông tin, tuyên truyền, v.v... còn chưa sát với tình hình thực tế, chưa phục vụ tốt yêu cầu phát triển đồng thời chữ phổ thông và chữ dân tộc; việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và soạn sách giáo khoa bằng chữ dân tộc cũng chưa được tốt.
3. Nhiều dân tộc thiểu số chưa có chữ viết có yêu cầu xây dựng bộ vần chữ riêng để có thể ghi tiếng nói của dân tộc mình. Một số dân tộc thiểu số đã có chữ viết lối cổ muốn có chữ viết mới theo chữ cái La tinh cho gần gũi với chữ phổ thông. Những yêu cầu này cần được coi trọng và từng bước giải quyết.
II. Chủ trương đối với chữ viết của các dân tộc thiểu số
Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các dân tộc thiểu số ở nước ta phát triển nhanh về kinh tế và văn hoá, thực hiện ngày càng đầy đủ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đáp ứng yêu cầu chính đáng của dồng bào các dân tộc thiểu số và tăng cường sự thống nhất của Tổ quốc, Hội đồng Chính phủ quyết định:
1. Tiếng và chữ phổ thông và ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địa phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, v.v... tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc. Vì vậy, mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ và quyền lợi học tập và sử dụng tiếng và chữ phổ thông.
2. Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hoá chung của cả nước. Ở các vùng dân tộc thiểu số, tiếng và chữ dân tộc được dùng đồng thời với tiếng và chữ phổ thông.
Cùng với chữ phổ thông, chữ dân tộc tham gia vào nhiều mặt hoạt động ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là trong việc giữ gìn và phát triển vốn văn hoá của các dân tộc. Vì thế, đi đối với việc hoàn thành phổ cập tiếng và chữ phổ thông, cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết của từng dân tộc.
Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo hệ chữ La tinh.
Các dân tộc thiểu số đã có chữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Cảm
Dung lượng: 302,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)