Tap huan KNS

Chia sẻ bởi NGUYỄN VĂN NGHĨA | Ngày 14/10/2018 | 69

Chia sẻ tài liệu: tap huan KNS thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:


TẬP HUẤN GIÁO VIÊN
Giáo dục kĩ năng sống
cho học sinh tiểu học
PHÒNG GD&ĐT KIẾN TƯỞNG
KIẾN TƯỜNG, THÁNG 8 NĂM 2016
MỤC TIÊU

NỘI DUNG TẬP HUẤN
PHƯƠNG PHÁP TẬP HUẤN

CHIA SẺ KINH NGHIỆM
TRAO ĐỔI, HỌC HỎI
GIAO LƯU
4
Kĩ năng sống PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN và THÚC ĐẨY XÃ HỘI tích cực
ĐỐI VỚI BẢN THÂN HỌC SINH: Thói quen sống tích cực, lành mạnh; luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH: Gia đình hạnh phúc, vững bền hơn
ĐỐI VỚI XÃ HỘI: góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Việc thiếu KNS của cá nhân là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờ bạc,...
LỢI ÍCH CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS?
1.1. KNS LÀ GÌ? THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC KNS?
1.2. CẦN GD CHO HS TIỂU HỌC NHỮNG KNS NÀO?
1.3. LÀM THỀ NÀO ĐỂ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG TIỂU HỌC ?

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KNS VÀ GDKN SỐNG CHO HS TIỂU HỌC
KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG?
Có nhiều quan niệm khác nhau về KNS:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), KNS là khả năng để có hành vi thích ứng (adaptive) và tích cực (positive), giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hằng ngày.
Theo UNICEF, KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
1.1. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
9
Theo Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO), KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:
Học để biết (Learning to know) gồm các KN tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả...;
Học làm người (Learning to be) gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,...;
Học để sống với người khác (Learning to live together) gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông;
Học để làm (Learning to do) gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,...
1.1. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
Như vậy:
KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hằng ngày của con người:
* Kĩ năng làm chủ bản thân của mỗi người,
* Kĩ năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội,
* Kĩ năng ứng phó có hiệu quả trước các tình huống của cuộc sống.
1.1. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
+ Nhóm các KN làm chủ bản thân, bao gồm các KNS cụ thể như: tự nhận thức, xác định giá trị, ứng phó với căng thẳng, tìm kiếm sự hỗ trợ, tự trọng, tự tin,...
+ Nhóm các KN ứng xử phù hợp với người xung quanh và xã hội, bao gồm các KNS cụ thể như: giao tiếp có hiệu quả, giải quyết mâu thuẫn, thương lượng, từ chối, bày tỏ sự cảm thông, hợp tác,...
+ Nhóm các kĩ năng ứng phó một cách có hiệu quả, bao gồm các KNS cụ thể như: tìm kiếm và xử lí thông tin, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề,.
1.1. QUAN NIỆM VỀ KĨ NĂNG SỐNG
NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG NÀO CẦN RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH?
Tình huống: Nhóm của bạn lên đường khám phá rừng nguyên sinh. Nhóm đông, rừng rậm và rất có thể bạn sẽ bị lạc trong rừng, không thể tìm được lối thoát, không ai biết bạn mất tích để tìm kiếm.  Bạn có thể phải sống 5-7 ngày trong rừng. Để chuẩn bị cho tình huống này bạn sẽ mang theo những gì trong chiếc ba lô của mình?

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
15 phút thảo luận – vẽ, viết, sơ đồ…
CẦN CHUẨN BỊ GÌ PHÒNG KHI BỊ LẠC TRONG RỪNG?
PHẦN HAI

HỆ THỐNG KĨ NĂNG SỐNG
CẦN GIÁO DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Nội dung dạy học KNS ở tiểu học
1. KN tự nhận thức
2. KN xác định giá trị
3. KN kiểm soát cảm xúc
4. KN ứng phó với căng thẳng
5. KN tìm kiếm sự hỗ trợ
6. KN thể hiện sự tự tin
7. KN giao tiếp
8. KN lắng nghe tích cực
9. KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng
10. KN cảm thông, chia sẻ
11. KN giải quyết mâu thuẫn
12. KN hợp tác

13. KN tư duy phê phán
14. KN tư duy sáng tạo
15. KN ra quyết định
16. KN giải quyết vấn đề
17. KN kiên định
18. KN đảm nhận trách nhiệm
19. KN đặt mục tiêu
20. KN quản lí thời gian
21. KN tìm kiếm và xử lí thông tin
22. KN tự phục vụ
23. KN phòng chống tai nạn thương tích
1. KN tự nhận thức bản thân
2. KN tự phục vụ bản thân
3. KN tự bảo vệ bản thân phòng chống TNTT
4. KN ứng phó với căng thẳng
5. KN tìm kiếm sự hỗ trợ
6. KN giao tiếp
7. KN cảm thông, chia sẻ
8. KN hợp tác nhóm
9. KN đảm nhận trách nhiệm
10. KN quản lí thời gian
9. Kĩ năng lắng nghe tích cực
Trò chơi: 1 con vịt nhảy xuống ao. Tõm
1. Kĩ năng tự phục vụ
2. Kĩ năng tự bảo vệ và phòng chống TNTT
3. KN tự nhận thức
4. KN xác định giá trị
TRÒ CHƠI: ĐOÁN XEM LÀ AI?
Kĩ năng kiểm soát cảm xúc
5. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng
Ví dụ: Dạy cách HS vượt qua căng thẳng khi bị thầy cô giáo mắng, hiểu lầm
6. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ
7. Kĩ năng thể hiện sự tự tin
8. Kĩ năng giao tiếp
9. Kĩ năng lắng nghe tích cực
Trò chơi: 1 con vịt nhảy xuống ao. Tõm
10. Kĩ năng cảm thông, chia sẻ
11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
12. Kĩ năng hợp tác
Trò chơi: Trẻ em cần !
13. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm
14. Kĩ năng tư duy phê phán
15. Kĩ năng tư duy sáng tạo
16. Kĩ năng ra quyết định
17. Kĩ năng ra quyết định
18. Kĩ năng đặt mục tiêu
19. Kĩ năng quản lí thời gian
20. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
KĨ NĂNG SỐNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
KĨ NĂNG SỐNG
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC
KĨ NĂNG SỐNG
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
PHẦN 3
5 NGUYÊN TẮC: Tương tác, trải nghiệm, tiến trình, thay đổi hành vi,
thời gian – môi trường
4 LỰC LƯỢNG: Gia đình, bạn bè, thầy cô, xã hội
2 CON ĐƯỜNG: Tích hợp, chuyên biệt
4 BƯỚC DẠY: Khám phá, kết nối,
thực hành, vận dụng
III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
5 Nguyên tắc giáo dục kĩ năng sống

* Tương tác
Thông qua hoạt động học tập hoặc các hoạt động xã hội trong nhà trường, nhiều KNS sẽ được hình thành trong quá trình HS tương tác với bạn cùng học và những người xung quanh (kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề...). Do đó, tổ chức các hoạt động giáo dục có tính tương tác, HS sẽ có dịp thể hiện các ý tưởng của mình, xem xét ý tưởng của người khác, được đánh giá và xem xét lại những kinh nghiệm sống của mình trước đây theo một cách nhìn nhận khác.
III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
* Trải nghiệm
KNS chỉ được hình thành khi người học được trải nghiệm qua các tình huống thực tế. HS chỉ có kĩ năng khi các em tự làm việc đó, chứ không chỉ nói về việc đó. Kinh nghiệm có được khi HS được hành động trong các tình huống đa dạng giúp các em dễ dàng sử dụng và điều chỉnh các kĩ năng phù hợp với điều kiện thực tế.
Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục có tính chất trải nghiệm trong nhà trường tạo cơ hội quan trọng để giáo dục KNS hiệu quả.
III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
* Tiến trình
Giáo dục KNS đòi hỏi phải có cả quá trình:
Nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Đây là một quá trình mà mỗi yếu tố có thể là khởi đầu của một chu trình mới.
Do đó, nhà giáo dục có thể tác động lên bất kì khâu nào trong chu trình trên: thay đổi thái độ dẫn đến mong muốn thay đổi nhận thức và hành vi hoặc hành vi thay đổi tạo nên sự thay đổi nhận thức và thái độ.
III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
* Thay đổi hành vi
Giáo dục KNS thúc đẩy người học thay đổi hay định hướng lại các giá trị, thái độ và hành động của mình. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn. Có thời điểm người học lại quay trở lại những thái độ, hành vi hoặc giá trị trước.
* Thời gian  môi trường giáo dục
Giáo dục KNS cần thực hiện càng sớm càng tốt đối với học sinh. Môi trường giáo dục cần được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho HS áp dụng kiến thức và kĩ năng vào các tình huống "thực" trong cuộc sống.

III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
Giáo dục KNS được thực hiện mọi lúc, mọi nơi trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Người tổ chức giáo dục KNS có thể là bố mẹ, là thầy cô giáo, là bạn cùng học hay các thành viên trong cộng đồng. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục KNS được thực hiện trong các giờ học, trong các hoạt động lao động, hoạt động đoàn thể - xã hội, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động giáo dục khác.
III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
BỐ MẸ
BẠN BÈ
THẦY CÔ
Môi trường thích hợp
Trường học
Gia đình
RÈN LUYỆN KNS CHO HỌC SINH BẰNG CÁCH NÀO?

GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH BẰNG CÁCH NÀO?
SỬ DỤNG SÁCH
BÀI TẬP THỰC HÀNH KĨ NĂNG SỐNG
1- Nội dung sách:
Gồm những chủ đề nào? Mỗi chủ đề đó rèn các kĩ năng sống nào? Các hình thức hoạt động để thực hiện chủ đề là gì ? (HĐ 1- Trò chơi; HĐ 2: Thảo luận,…)
2- Hình thức sách như thế nào?
3- Cảm nhận và mong muốn của bạn về nội dung, hình thức sách?

NGHIÊN CỨU SÁCH
BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỐNG

CHỦ ĐỀ 2. NGHIÊN CỨU SÁCH
Tên chủ đề
CẤU TRÚC TÀI LIỆU




Tên chủ đề

1. KHÁM PHÁ
2. KẾT NỐI
3.THỰC HÀNH
4. VẬN DỤNG



HOẠT ĐỘNG 1
HOẠT ĐỘNG 2
……….
HOẠT ĐỘNG n
Dạng BT 01: Tìm hiểu kinh nghiệm, kiến thức
Dạng BT 02: Trải nghiệm khám phá cách thức thực hiện và ý nghĩa của từng KNS
Dạng BT 03: Rèn luyện, Thực hành
Dạng BT 04: Vận dụng KNS vào cuộc sống
Tiến trình hoạt động
trong sách “BT rèn luyện kĩ năng sống”
Tiến trình hoạt động thực hiện một bài giáo dục kĩ năng sống
Một bài giáo dục KNS thường được thực hiện theo 4 bước/giai đoạn sau:
KHÁM PHÁ
Mục đích
 Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về những khái niệm, kiến thức, kĩ năng... sẽ được học.
 Giúp GV đánh giá/xác định xem HS đã biết gì, có kinh nghiệm gì, có kĩ năng gì có liên quan đến bài mới.
Mô tả quá trình
thực hiện
 GV (cùng với HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm).
 GV (cùng với HS) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học mới.
 GV giúp HS xử lí/phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS, tổ chức và phân loại chúng.
Vai trò của GV và HS/ Gợi ý một số KTDH
 GV đóng vai trò lập kế hoạch, khởi động, đặt câu hỏi, nêu vấn đề, ghi chép...
 HS cần chia sẻ, trao đổi, phản hồi, xử lí thông tin, ghi chép...
 Một số kĩ thuật dạy học chính: động não, thảo luận, chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi,...
KẾT NỐI
Mục đích
Giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới thông qua việc tạo "cầu nối" liên kết giữa cái "đã biết" với cái "chưa biết". Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của HS với bài học mới.
Mô tả quá trình
thực hiện
 GV giới thiệu mục tiêu bài học và kết nối chúng với các vấn đề đã chia sẻ ở bước 1.
 GV giới thiệu kiến thức và kĩ năng mới.
 Kiểm tra xem kiến thức và kĩ năng mới đã được cung cấp toàn diện và chính xác chưa.
 Nêu ví dụ khi cần thiết.
Vai trò của GV và HS/ Gợi ý một số KTDH
 GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn (facilitator); HS là người phản hồi, trình bày quan điểm/ý kiến, đặt câu hỏi/trả lời.
 Một số kĩ thuật dạy học: thảo luận theo nhóm, người học trình bày, khách mời, đóng vai, sử dụng phương tiện dạy học đa chức năng (chiếu phim, băng, đài, đĩa...).
THỰC HÀNH / LUYỆN TẬP
Mục đích
 Tạo cơ hội cho người học thực hành vận dụng kiến thức và kĩ năng mới vào một bối cảnh/hoàn cảnh/điều kiện có ý nghĩa.
 Định hướng để HS thực hành đúng cách.
 Điều chỉnh những hiểu biết và kĩ năng còn sai lệch.
Mô tả quá trình
thực hiện
 GV thiết kế/chuẩn bị hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức và kĩ năng mới.
 HS làm việc theo nhóm, cặp hoặc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
 GV giám sát tất cả mọi hoạt động và điều chỉnh khi cần thiết.
 GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được.
Vai trò của GV và HS/ Gợi ý một số KTDH
 GV nên đóng vai trò của người hướng dẫn (facilitator), người hỗ trợ.
 HS đóng vai trò người thực hiện, người khám phá.
 Một số kĩ thuật dạy học: đóng kịch ngắn, viết luận, mô phỏng, hỏi/đáp, trò chơi, thảo luận nhóm/ tranh luận...
VẬN DỤNG
Mục đích
Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kĩ năng có được vào các tình huống/bối cảnh mới.
Mô tả quá trình
thực hiện
 GV (cùng với HS) lập kế hoạch các hoạt động đối với nhiều môn học/lĩnh vực học tập đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và kĩ năng mới.
 HS làm việc theo nhóm, cặp và cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ.
 GV và HS cùng tham gia hỏi và trả lời trong suốt quá trình tổ chức hoạt động.
 GV có thể đánh giá kết quả học tập của HS tại bước này.
Vai trò của GV và HS/ Gợi ý một số KTDH
 GV đóng vai trò người hướng dẫn và người đánh giá.
 HS đóng vai trò người lập kế hoạch, người sáng tạo, thành viên nhóm, người giải quyết vấn đề, người trình bày và người đánh giá.
 Một số kĩ thuật dạy học: dạy học hợp tác, làm việc nhóm, trình bày cá nhân, dạy học dự án...
Bài tập nhớ lại
Bài tập ý kiến của em
Thảo luận

Dạng BT 01:
Tìm hiểu kinh nghiệm, kiến thức
Ví dụ minh họa
Trò chơi
Bài tập xử lý tình huống
Phân tích trường hợp điển hình
Nêu ý kiến…
Dạng BT 02: TNKP cách thức thực hiện và ý nghĩa của KNS
Đóng vai,
Trò chơi
Thực hành mô phỏng theo mẫu

Dạng BT 03: Thực hành
Vận dụng KN đã học để thực hiện các hoạt động ở lớp/ ở nhà
Dạng BT 04: Vận dụng, củng cố
Chủ đề 1. Tự nhận thức bản thân (lớp 3)
Tự nhận thức được họ tên mình; sở thích, thói quen, năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, nhu cầu, mong muốn của bản thân mình; nhận thức được tình cảm của bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người XQ.
Mẫu kế hoạch dạy học
Chủ đề 1. Tự nhận thức bản thân (lớp 3)
VD: Kĩ năng thể hiện sự tự tin
Tổ chức tập huấn và triển khai dạy học KNS cho GV tại các nhà trường tiểu học
Quy trình tập huấn:
Kể lại các hoạt động mà các anh chị đã cùng giảng viên thực hiện trong đợt tập huấn
Mỗi hoạt động có mục đích gì? Nội dung của hoạt động là gì? Hình thức tổ chức của giảng viên?
Hãy tự hoàn thiện quy trình tập huấn cho bản thân anh chị.
Giới thiệu phân phối thời gian tăng thêm cho phương án T35 của FDS
Giới thiệu phân phối thời gian tăng thêm cho phương án T30 (8buổi/tuần) của FDS
Giới thiệu phân phối thời gian tăng thêm cho phương án T30 (7buổi/tuần) của FDS
Hoạt động 5: Làm bưu thiếp: Tự nhận thức bản thân và lắng nghe tích cực; Trao đổi chia sẻ động viên người khác
Hoạt động 6: Chuẩn bị ba lô đi phượt: Mục đích: Xây dựng hệ thống kĩ năng sống cần giáo dục cho học sinh
Hoạt động 6: Tìm hiểu hệ thống các kĩ năng sống (23 kĩ năng)
Hoạt động 7: Tìm hiểu bộ sách Bài tập rèn luyện kĩ năng sống: các chủ đề trong từng cuốn; 4 dạng bài tập cơ bản.
Hoạt động 8: Thực hành
Hoạt động 9: Xây dựng quy trình tập huấn.

Tương tác giữa người dạy và người học: giáo viên cần có phương pháp dạy học và tương tác để khích lệ người học tham gia.
Chương trình và tài liệu dạy học: phù hợp với kinh nghiệm, nhu cầu của cả học sinh nam và nữ, phù hợp với mỗi đội tuổi, cũng như nhu cầu của xã hội
Quá trình và môi trường học tập: Coi trọng môi trường giáo dục không chỉ trong nhà trường mà còn ở gia đình và trong cộng đồng
Các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng giáo dục kĩ năng sống
Tổ chức tập huấn và triển khai dạy học KNS cho GV tại các nhà trường tiểu học
Điều kiện cần:
Nhân lực: GV cốt cán và các GV cần nghiên cứu kĩ tài liệu, có hiểu biết ban đầu về mục tiêu, phương pháp, cách thức, nội dung dạy học KNS cho HS.
Vật lực: Có đủ tài liệu Giáo dục KNS trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp (Bộ GD&ĐT); Bài tập rèn luyện KNS dành cho HS tiểu học; Các tài liệu, clip khác (sưu tầm)
Nguyên tắc tập huấn:
HỢP TÁC VÀ CHIA SẺ
Tổ chức tập huấn và triển khai dạy học KNS cho GV tại các nhà trường tiểu học
Ban Giám hiệu nhà trường
- Tuyên truyền để phụ huynh hiểu về cách dạy KNS và phối hợp cùng nhà trường cho con thực hiện các hoạt động vận dụng tại nhà, theo dõi sự tiến bộ của con.
- Hỗ trợ tối đa cho GV trong quá trình dạy KNS, dự giờ, góp ý, xây dựng chương trình sinh hoạt chuyên môn về dạy KNS tại trường (không xếp loại, đánh giá GV qua giờ dạy KNS)
Tổ chức tập huấn và triển khai dạy học KNS cho GV tại các nhà trường tiểu học
Giáo viên
Nghiên cứu kỹ hệ thống bài tập hoạt động nắm được mục tiêu của mỗi chủ đề, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động dạy học, thời lượng dạy học phù hợp. Dạy sát đối tượng, đảm bảo dạy chắc chắn mới chuyển sang nội dung khác.
Khuyến khích động viên tất cả HS tham gia hoạt động và theo dõi, nhận xét thường xuyên sự tiến bộ của HS.


TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !
Lê Thu Huyền
ĐT: 0962544799
Email: [email protected]
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: NGUYỄN VĂN NGHĨA
Dung lượng: 8,58MB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)