Tạo hình: Vẽ con gà mái

Chia sẻ bởi Hồ Xuân Uyên | Ngày 06/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: Tạo hình: Vẽ con gà mái thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: MTXQ
Đề tài: Những con vật ngộ nghĩnh

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết được một số con vật nuôi trong gia đình
- Dạy trẻ nhận biết được nhóm gia súc và nhóm gia cầm
- Dạy trẻ biết các bộ phận chính của con vật
- Rèn kỹ năng quan sát và phát triển vốn từ cho trẻ
- Cho trẻ biết ích lợi của các con vật đối với đời sống con người
- Trẻ hứng thú và tích cực khi tham gia các trò chơi luyện tập
II. Chuẩn bị:
- Tranh con chó, gà, mèo, vịt
- Câu hỏi đàm thoại
- Tranh các con vật trẻ tô màu
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Cho trẻ hát bài: “ Gà trống, mèo con và cún con”
- Bài hát có những con vật gì, sống ở đâu?
HĐ 2: Cô treo tranh “con chó” cho quan sát và đọc từ “con chó”
- Con chó gồm những bộ phận nào?
- Phần đầu có những bộ phận nào? Chó thích ăn gì?
- Chó có ích lợi gì với con người chúng ta?
- Chó đẻ gì? Chó có máy chân? Chó thuộc nhóm gia súc hay nhóm gia cầm?
- Cho trẻ kể tên một số con vật sống trong gia đình thuộc nhóm gia súc?
Tương tự cô treo tranh con vịt cho trẻ quan sát
- Con vịt gồm có những bộ phận nào?
- Phần đầu vịt có những bộ phận nào? Phần mình gồm có những bộ phận gì?
- Vịt có mấy chân, mấy cánh? Vịt đẻ gì? Vịt thuộc nhóm gì?
- Nuôi vịt có ích lợi gì cho chúng ta?
* So sánh:
Giống nhau: đều là vật nuôi trong gia đình
Khác nhau: vịt thuộc nhóm gia cầm
Chó thuộc nhóm gia súc
HĐ 3: Trò chơi luyện tập
TC1: Ai nhanh hơn
CC: Cho trẻ lên chọn các con vật theo yêu cầu của cô.
Đ1: Chọn nhóm gia súc
Đ2: Chọn nhóm gia cầm
Đội nào nhanh hơn đội đó sẽ thắng
TC2: Bé khéo tay
CC: Cô có tranh con vật yêu cầu 2 đội tô màu tranh con vật theo yêu cầu của cô. Đôi nào tô nhanh, đẹp đội đó sẽ thắng.
Kết thúc: Cô nhận xét và tuyên dương
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC
Chủ đề: Những con vật gần gũi
Hoạt động học: LQVH
Đề tài: Gà cánh Tiên

I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ chú ý lắng nghe cô kẻ chuyện, hiểu nội dung câu chuyện và kể tóm tắt nội dung câu chuyện
- Trả lời được các câu hỏi đàm thoại, biết được tên các nhân vật trong truyện
- thông qua câu chuyện nhằm phát triển ngôn ngữ và vốn từ cho trẻ.
II. Chuẩn bị:
- Tranh trích dẫn
- Câu hỏi đàm thoại
- Rối, mũ đóng kịch
* Phương pháp: quan sát, đàm thoại, trò chơi, luyện tập
III. Tiến hành tổ chức:
HĐ1: Cho trẻ hát bài: “ Chú Gà trống gọi”
- Bài hát có những con vật gì, sống ở đâu?
HĐ 2: Cô giới thiệu câu chuyện” Gà cánh tiên”
Cô kể lần 1 diễn cảm
Cô kể lần 2 xem rối
Cô kể lần 3 xem tranh trích dẫn
T1: “ Từ đầu…………………………..mang giun về cho tớ”: Cánh tiên nghỉ mình đẹp nên không chịu đi kiếm mồi chỉ dựa vào mẹ
T2: “ Chim sâu…………………… ……về cho cánh tiên”: các bạn đi kiếm ăn còn cánh tiên lo chơi đến khi đói bụng mếu máo kêu mẹ
T3: “Sáng hôm sau………………………đau chân quá mẹ”: Mẹ đau cánh Tiên đi kiếm mồi đất cứng đau chân và khóc
T4: “Gần đó……………………………....cút về hang”: Gà cánh Tiên bị rắn lừa về hang và được các bạn cứu thoát nguy hiểm
T5: “Tiếp theo ……………………………đến cuối”: Cánh Tiên hối hận và chăm chỉ theo mẹ và anh chị kiếm mồi
* Từ khó: “ Lửng thửng: chậm rãi; Mồi: thức ăn”
* Đàm thoại:
- Ai đã đánh thức xóm gà?
- Vì sao gà cánh tiên không đi kiếm mồi?
- Gà mẹ đã mang gì về cho cánh tiên?
- Mẹ ốm cánh Tiên đã làm gì?
- Cánh tiên đã gặp ai khi kiếm mồi?
- Gà cánh tiên đã bị ai lừa và lừa ntn?
-Ai đã cứu cánh tiên thoát khỏi hang rắn?
- Cánh tiên đã nói gì với mẹ?
HĐ 3: Luyện tập
Cô cho trẻ kể chuyện cùng cô từng đoạn câu chuyện từ đầu đến
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Xuân Uyên
Dung lượng: 71,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)