TÀI LIỆU VỀ ĐA THỨC RẤT HAY

Chia sẻ bởi Cái Muỗng ăn Cơm | Ngày 13/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU VỀ ĐA THỨC RẤT HAY thuộc Đại số 9

Nội dung tài liệu:

Đa thức

Trần Nam Dũng
Trường ĐH KHTN Tp HCM

1. Lý thuyết cơ bản

Đa thức, hệ số, bậc
Đa thức là biểu thức có dạng P(x) = anxn + an-1xn-1 + … + a0, trong đó n được gọi là bậc của P(x), và ta ký hiệu n = deg(P). an, an-1, …, a0 được gọi là các hệ số của đa thức, trong đó an được gọi là hệ số cao nhất, a0 là hệ số tự do. Nếu an = 1 thì P(x) được gọi là đa thức đơn khởi. Bậc của đa thức hằng P(x) = a0 bằng 0 nếu a0 ( 0. Bậc của đa thức đồng nhất 0 được coi là bằng -(.

Các đa thức có thể cộng, trừ, nhân, lấy hàm hợp. Ta có các quy tắc cơ bản sau để tìm bậc của các đa thức kết quả:
deg( P(x) + Q(x)) ( max{deg(P(x), deg(Q(x))}
(nếu deg(P(x) ( deg(Q(x)) thì chắc chắn có dấu bằng)
deg(P(x)Q(x)) = deg( P(x)) + deg(Q(x))
deg(P(Q(x)) = deg(P(x)).deg(Q(x))

Hệ số của đa thức có thể lấy trong C, R, Q, Z …

Phép chia có dư: Với các đa thức P(x) và Q(x) bất kỳ, tồn tại duy nhất cặp đa thức S(x) và R(x) sao cho
P(x) = Q(x).S(x) + R(x) và deg(R(x)) < deg(Q(x)).
Nếu R(x) = 0 thì ta nói Q(x) chia hết P(x) và viết Q(x) | P(x).

Định lý Bezout. Số dư trong phép chia P(x) cho x – a là P(a). Ta có một hệ quả của định lý Bezout: a là nghiệm của P(x) khi và chỉ khi P(x) chia hết cho x – a.

Nghiệm của đa thức, nghiệm bội
Cho đa thức P(x), a được gọi là nghiệm bội r của P(x) nếu ta có
P(x) = (x-a)rQ(x),
Trong đó Q(x) là đa thức và Q(a) ( 0.
a là nghiệm bội r khi và chỉ khi P(a) = P’(a) = …= P(r-1) = 0, P(r)(a) ( 0.

Số nghiệm của đa thức
Một đa thức bậc n có không quá n nghiệm (tính cả số bội). Hệ quả: Nếu hai đa thức bậc không quá n trùng nhau tại n+1 điểm phân biệt thì chúng trùng nhau.

Định lý cơ bản của đại số. Mỗi một đa thức P(z) = anzn + … + a0 với ai thuộc C, n ( 1, an ( 0 có ít nhất một nghiệm trong C.

Định lý Vieta. Cho đa thức P(x) = anxn + an-1xn-1 + … + a0 có n nghiệm là x1, x2, …, xn. Khi đó ta có
x1 + x2 + … + xn = -an-1/an ;
x1x2 + x1x3 + … + xn-1xn = an-2/an;
...
x1x2...xn = (-1)na0/an.

Căn của đơn vị. Phương trình xn = 1 ngoài nghiệm x = 1 còn có n-1 nghiệm khác là  với k=1, 2, ..., n-1. (0 = 1. Tất cả các nghiệm này được gọi là căn bậc n của đơn vị. Ta có một số tính chất cơ bản sau đây:
1) (k = ((1)k;
2) Nếu ( là căn bậc n của đơn vị và ( ( 1 thì 1 + ( + (2 + ... + (n-1 = 1;
3) xn-1 = (x-1)(x-(1) (x-(12)... (x-(1n-1);
4) 1 + x + ...+ xn-1 = (x-(1) (x-(12)... (x-(1n-1).

Đa thức bất khả quy
Đa thức P(x) với hệ số thuộc K được gọi là bất khả quy trên K[x] nếu P(x) không thể biểu diễn được dưới dạng tích của hai đa thức bậc không nhỏ hơn 1 với hệ số thuộc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cái Muỗng ăn Cơm
Dung lượng: 140,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)