TÀI LIỆU PHÒNG BỆNH

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tuyết | Ngày 05/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: TÀI LIỆU PHÒNG BỆNH thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

TÀI LIỆU PHỤC VỤ PHÒNG CHỐNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG

Phòng, chống dịch bệnh tay – chân – miệng, sốt xuất huyết


Tình hình dịch bệnh từ đầu năm đến nay diễn biến phức tạp nhất là dịch bệnh tay-chân-miệng, sốt xuất huyết., tính từ đầu năm đến nay số trường hợp mắc bệnh tay-chân-miệng, sốt xuất huyết đang tăng cao, lan nhanh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, rất cần sự đồng thuận của người dân, để cùng với chính quyền địa phương thực hiện việc phòng, chống dịch bệnh tay-chân-miệng, sốt xuất huyết có hiệu quả nhất.
1/ Một số biểu hiện của bệnh tay-chân-miệng: trẻ sốt, loét miệng, nổi ban có bóng nước ở tay, bàn chân, khi có các dấu hiệu sau: sốt cao; quấy khóc liên tục; khó ngủ hoặc ngủ li bì; giật mình, hốt hoảng, chới với; run giật tay chân, co giật; nôn ói, bỏ bú; yếu liệt tay chân; da nổi bông… các bà mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám ở:
Cách phòng ngừa bệnh tay-chân-miệng:
- Thường xuyên rửa sạch bàn tay trẻ, rửa sạch bàn tay người giữ trẻ và vật dụng, đồ chơi của trẻ (hàng tuần ngâm đồ chơi của trẻ trong nước diệt trùng như Cloramin B hoặc nước Javel, nước lau sàn nhà có chữ “diệt trùng” có bán ở các siêu thị. Sau khi ngâm 30 phút rửa lại bằng nước sạch).
- Lau sạch khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch khử khuẩn.
- Sử dụng bột Chloramin B :
+ Vệ sinh hàng ngày: pha ½ muỗng cà phê bột Chloramin B trong 1 lít nước, để lau chùi nền nhà, các bề mặt hàng ngày…
+ Khử trùng mỗi tuần 1 lần: pha 1 muỗng cà phê bột Chloramin B trong 1 lít nước (gấp đôi lượng Chloramin B trong vệ sinh hàng ngày), để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt, 20 – 30 phút sau lau, rửa lại bằng nước sạch.
- Có thể sử dụng nước Javel 5% thay thế Chloramin B:
+ Vệ sinh hàng ngày: theo hướng dẫn pha khử trùng trên nhãn chai, để lau chùi nền nhà, các bề mặt hàng ngày…
+ Khử trùng mỗi tuần một lần: pha gấp đôi lượng Javel trong vệ sinh hàng ngày trong cùng một lượng nước, để ngâm rửa đồ chơi, lau chùi các bề mặt, 20 – 30 phút sau lau, rửa lại bằng nước sạch.
- Khi làm vệ sinh bằng dung dịch khử trùng phải sử dụng 2 xô (1 xô chứa dung dịch khử trùng, 1 xô chứa nước sạch); trong khi lau bằng dung dịch khử trùng nếu thấy khăn khô hoặc bị dơ, phải xả sạch khăn lau bằng nước, sau đó nhúng vào dung dịch khử khuẩn để lau tiếp.
2/ Phòng, chống bệnh sốt xuất huyết:
- Những dấu hiệu phát hiện bệnh: khi trẻ sốt từ 2 đến 7 ngày, nếu có một trong các dấu hiệu sau cần phải đưa trẻ đến bệnh viện ngay: lừ đừ, bứt rứt; lạnh tay chân, thường là vào ngày thứ 4, 5 của bệnh, nhất là khi trẻ hết sốt; ói nhiều; đau bụng; chảy máu bất thường: máu mũi, ói máu, tiêu phân đen…
- Cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết:
+ Diệt lăng quăng, diệt muỗi, đậy kín các vật dụng chứa nước, tiêu hủy các phế thải đọng nước (chú ý các lọ, hủ, bình bông để nước lâu ngày sẽ có lăng quăng, khơi thông những nơi ao tù, phát quang bụi rậm xung quanh nhà…).
+ Khi phát bệnh sốt xuất huyết (sốt cao, nổi chấm đỏ trên cơ thể) phải đưa người bệnh đến khám ngay tại các cơ sở y tế.










* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tuyết
Dung lượng: 33,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)