Tài liệu hướng dẫn Thực tập Sư phạm
Chia sẻ bởi Digital Library |
Ngày 05/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: Tài liệu hướng dẫn Thực tập Sư phạm thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỰC TẬP SƯ PHẠM
I. Khái niệm chung về thực tập sư phạm
Thực tập sư phạm là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư phạm nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo cho giáo sinh theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
1. Khái niệm
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã quy định trong Luật giáo dục 1998, sinh viên trong các trường sư phạm được đào tạo không chỉ về kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học – công nghệ mà còn cả về nghiệp vụ sư phạm. Lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ trong các trường sư phạm có nhiệm vụ hình thành những kiến thức về dạy học, bồi dưỡng lý tưởng đạo đức và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, nghệ thuật sư phạm cho giáo sinh. Lĩnh vực đào tạo sư phạm học bao gồm các bộ môn giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học, giáo học pháp bộ môn và thực tập phạm.
Vấn đề thực tập sư phạm được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
Thực tập sư phạm “là hoạt động thực tiễn của giáo sinh tại các trường phổ thông sau phần học lý thuyết về nghề sư phạm nhằm mục đích củng cố và nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng dạy học, công tác chủ nhiệm. Nội dung thực tập sư phạm đòi hỏi vận dụng tổng hợp các kiến thức, nghiệp vụ được trang bị vào hoạt động cụ thể theo từng loại hình công tác giáo dục và giảng dạy”. Theo quan niệm trên, thực tập sư phạm là hoạt động thực hành của giáo sinh các trường sư phạm và được tiến hành ở các cơ sở thực tập sư phạm.
Thực tập sư phạm được coi là công đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên với thời gian mà giáo sinh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh động của hoạt động nghề nghiệp nhằm giúp cho các em có thể củng cố, nâng cao, mở rộng các kiến thức, kỹ năng đã học ở trường sư phạm. Thực tập sư phạm được coi là giai đoạn kiểm tra sự chuẩn bị về mặt lý luận cũng như thực hành của giáo sinh đối với việc độc lập công tác của họ và hình thành những khả năng rộng lớn trong việc sáng tạo giải quyết những nhiệm vụ giáo dục – giáo dưỡng của người giáo viên tương lai. Như vậy, thực tập sư phạm đã thực sự trở thành hoạt động thực hành nhằm vận dụng kiến thức, kỹ năng, hình thành khả năng giải quyết công việc của giáo sinh. Ở góc độ quản lý, thông qua thực tập sư phạm mà nhà trường có thể xác định được mức độ chuẩn bị về lý luận và thực hành của giáo sinh cho công việc tương lai của họ sau này.
Thực tập sư phạm là khâu hết sức quan trọng trong việc đào tạo năng lực sư phạm cho người giáo viên trong tương lai. "Tất cả sinh viên các trường đại học sư phạm trong quá trình học tập đều phải tham gia thực tập sư phạm từ năm thứ I (từ đầu học kỳ II). Đó là điều kiện cần thiết để hình thành khuynh hướng nghề nghiệp – sư phạm, hình thành nhân cách của người giáo viên". Theo quan niệm trên thì thực tập sư phạm được tiến hành trong suốt quá trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm cũng như ở các cơ sở thực tập sư phạm.
Thực tập sư phạm đã trở thành một khâu trong chương trình đào tạo người giáo viên tương lai khi xem xét nó như một quá trình dạy học để thực hiện những nhiệm vụ dạy học cơ bản như rèn luyện kỹ năng, kiểm tra và đánh giá kết quả tổng hợp của cả khoá học của giáo sinh sư phạm. Với quan niệm trên, thực tập sư phạm được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp dạy học.
Thực tập sư phạm được coi là một bước trong quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm để giáo sinh tiến hành rèn luyện kỹ năng sư phạm bằng việc thực hiện một cách tương đối độc lập nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng sư phạm được tiến hành trong suốt quá trình đào tạo giáo viên và thực tập sư phạm là giai đoạn luyện tập nâng cao ở trên đối tượng thực.
Thực tập sư phạm lại được coi là hoạt động thực hành của giáo sinh trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố khác của quá trình sư phạm. Khi giáo sinh thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm có nghĩa là họ đang tham gia vào các mối quan hệ mới như môi trường mới, thầy mới, trò mới, công việc mới và vị thế mới. Trong các mối quan hệ mới đó, để thích nghi, họ phải huy động tất cả những gì đã được chuẩn bị và vận dụng một cách linh hoạt
I. Khái niệm chung về thực tập sư phạm
Thực tập sư phạm là hoạt động giáo dục đặc thù của các trường sư phạm nhằm hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cần thiết của nhà giáo cho giáo sinh theo mục tiêu đào tạo đã đề ra.
1. Khái niệm
Nhà giáo là người làm nhiệm vụ dạy học và giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đã quy định trong Luật giáo dục 1998, sinh viên trong các trường sư phạm được đào tạo không chỉ về kiến thức chuyên môn thuộc các lĩnh vực khoa học – công nghệ mà còn cả về nghiệp vụ sư phạm. Lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ trong các trường sư phạm có nhiệm vụ hình thành những kiến thức về dạy học, bồi dưỡng lý tưởng đạo đức và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ, nghệ thuật sư phạm cho giáo sinh. Lĩnh vực đào tạo sư phạm học bao gồm các bộ môn giáo dục học, tâm lý học, lý luận dạy học, giáo học pháp bộ môn và thực tập phạm.
Vấn đề thực tập sư phạm được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
Thực tập sư phạm “là hoạt động thực tiễn của giáo sinh tại các trường phổ thông sau phần học lý thuyết về nghề sư phạm nhằm mục đích củng cố và nâng cao nhận thức và lòng yêu nghề dạy học, áp dụng các kiến thức vào thực tiễn, rèn luyện kỹ năng dạy học, công tác chủ nhiệm. Nội dung thực tập sư phạm đòi hỏi vận dụng tổng hợp các kiến thức, nghiệp vụ được trang bị vào hoạt động cụ thể theo từng loại hình công tác giáo dục và giảng dạy”. Theo quan niệm trên, thực tập sư phạm là hoạt động thực hành của giáo sinh các trường sư phạm và được tiến hành ở các cơ sở thực tập sư phạm.
Thực tập sư phạm được coi là công đoạn quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên với thời gian mà giáo sinh được tiếp xúc trực tiếp với thế giới sinh động của hoạt động nghề nghiệp nhằm giúp cho các em có thể củng cố, nâng cao, mở rộng các kiến thức, kỹ năng đã học ở trường sư phạm. Thực tập sư phạm được coi là giai đoạn kiểm tra sự chuẩn bị về mặt lý luận cũng như thực hành của giáo sinh đối với việc độc lập công tác của họ và hình thành những khả năng rộng lớn trong việc sáng tạo giải quyết những nhiệm vụ giáo dục – giáo dưỡng của người giáo viên tương lai. Như vậy, thực tập sư phạm đã thực sự trở thành hoạt động thực hành nhằm vận dụng kiến thức, kỹ năng, hình thành khả năng giải quyết công việc của giáo sinh. Ở góc độ quản lý, thông qua thực tập sư phạm mà nhà trường có thể xác định được mức độ chuẩn bị về lý luận và thực hành của giáo sinh cho công việc tương lai của họ sau này.
Thực tập sư phạm là khâu hết sức quan trọng trong việc đào tạo năng lực sư phạm cho người giáo viên trong tương lai. "Tất cả sinh viên các trường đại học sư phạm trong quá trình học tập đều phải tham gia thực tập sư phạm từ năm thứ I (từ đầu học kỳ II). Đó là điều kiện cần thiết để hình thành khuynh hướng nghề nghiệp – sư phạm, hình thành nhân cách của người giáo viên". Theo quan niệm trên thì thực tập sư phạm được tiến hành trong suốt quá trình đào tạo giáo viên ở trường sư phạm cũng như ở các cơ sở thực tập sư phạm.
Thực tập sư phạm đã trở thành một khâu trong chương trình đào tạo người giáo viên tương lai khi xem xét nó như một quá trình dạy học để thực hiện những nhiệm vụ dạy học cơ bản như rèn luyện kỹ năng, kiểm tra và đánh giá kết quả tổng hợp của cả khoá học của giáo sinh sư phạm. Với quan niệm trên, thực tập sư phạm được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp dạy học.
Thực tập sư phạm được coi là một bước trong quy trình rèn luyện kỹ năng sư phạm để giáo sinh tiến hành rèn luyện kỹ năng sư phạm bằng việc thực hiện một cách tương đối độc lập nhiệm vụ dạy học và giáo dục. Như vậy, việc rèn luyện kỹ năng sư phạm được tiến hành trong suốt quá trình đào tạo giáo viên và thực tập sư phạm là giai đoạn luyện tập nâng cao ở trên đối tượng thực.
Thực tập sư phạm lại được coi là hoạt động thực hành của giáo sinh trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố khác của quá trình sư phạm. Khi giáo sinh thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm có nghĩa là họ đang tham gia vào các mối quan hệ mới như môi trường mới, thầy mới, trò mới, công việc mới và vị thế mới. Trong các mối quan hệ mới đó, để thích nghi, họ phải huy động tất cả những gì đã được chuẩn bị và vận dụng một cách linh hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Digital Library
Dung lượng: 160,98KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)