Tác dụng của gió
Chia sẻ bởi Trà Thị Cơ |
Ngày 05/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: tác dụng của gió thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG: Khám phá khoa học
Chủ đề : Hiện tượng tự nhiên
Đề tài : Tác dụng của gió
Độ tuổi: 5 tuổi
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy
I/Mục đích –yêu cầu :
*Kiến thức :
- Trẻ biết được tác dụng của gió trong tự nhiên và gió nhân tạo đối với đời sống sinh hoạt của trẻ cũng như mọi người xung quanh trẻ: làm mát mẻ, làm không khí trong lành, tạo điều kiện cho trẻ vui chơi.
- Trẻ biết gió có nhiều ích lợi, nhưng gió cũng mang lại tác hại đối với con người….
*Kỹ năng :
- Rèn kĩ năng nhận biết, nghe nhìn phán đoán về tác dụng của gió.
- Trẻ biết tự tạo ra gió bằng cách cách đơn giản nhất.
. Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
*Giáo dục :
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, biết tiết kiệm điện năng.
- Biết tận hưởng những nguồn gió tự nhiên, nhân tạo và biết sử dụng gió nhân tạo hợp lý.
- Biết bảo vệ cơ thể khi thời tiết thay đổi(tránh gió lùa)
II/Chuẩn bị :
- Giáo án điện tử.
- Đoạn clip về gió, một số hình ảnh,mẫu chuyện nhỏ về gió.
-Chong chóng giấy chơi trò chơi, mũ mây – mưa – gió.
- Bài hát “ Em là gió mát ” “ Cho tôi đi làm mưa với ”
III/Tiến hành hoạt động:
1/Giới thiệu và ổn định :
Cô và các cháu hát vận động bài “cho tôi đi làm mưa với”
Cho trẻ nghe một mẫu chuyện về tác dụng của gió
- Trẻ nói theo suy đoán của trẻ.
- Để biết được gió có tác dụng gì hôm nay cô cháu ta cùng nhau tìm hiểu về tác dụng của gió nhé!
2/ Hoạt động trọng tâm
*Tác dụng của gió tự nhiên:
Cô cho trẻ xem đoạn clip về gió.
Cô hỏi các cháu vừa thấy những gì?
Cho nhiều cháu tham gia trả lời.....
Cô giải thích với trẻ (lá cờ bay,chong chóng quay, hoa giấy đung đưa,diều bay là nhờ gió.
-Các con biết đó là gió gì không?(gió tự nhiên)
-Gió tự nhiên cần thiết đối với chúng ta không?vì sao?
-Trẻ trả lời:Gió giúp bé chơi thả diều, chơi với chong chóng…
Cô cùng trẻ trò chuyện về tác dụng của gió:
+Tác dụng của gió có lợi cho con người: Gió làm mát, thông thoáng nhà cửa, làm sạch môi trường, không khí, làm cho mọi vật chuyển động phục vụ cho con người.
+Tác dụng của gió có hại đối với con người:
-Trẻ trả lời: Làm đổ cây cối, nhà cửa, hoa màu, và thiệt hại đến con người.
Chúng ta có thể làm hạn chế tác hại của gió: trồng cây chắn gió, không vứt rác bừa bãi…
*Tác dụng của gió nhân tạo:
Cô tạo tình huống để trẻ quan sát một số đồ dùng để trước quạt (tua giấy, quạt giấy, khối gỗ và bong bóng)
Các con hãy đoán xem điều gì xảy ra khi cô bật quạt, gió thổi vào các vật này nhé!
- Vì sao đồ dùng của cô bị bay nào?
-Trẻ trả lời gió làm bay đồ dùng của cô…
- Vậy gió này có từ đâu nào?
-Trẻ trả lời:Từ máy quạt điện
- Thế gió đã làm bay những gì nào?
- Trẻ trả lời: bong bóng, tua giấy, quạt giấy…
Cho trẻ phát hiện đồ dùng nào không bay: những vật nặng (khối gỗ…)
-Vì sao?
-Vậy gió do quạt tạo ra ta gọi gió đó là gó gì? Gió nhân tạo.
Gió nhân tạo là gió do con người tạo ra đấy,vậy tác dụng của gió nhân tạo là giúp cho không khí trong phòng học, nhà cửa được thoáng mát.
Giáo dục trẻ tiết kiệm điện khi sử dụng quạt vào mùa hè, khi thời tiết lạnh không nên bật quạt ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cho trẻ tạo ra gió bằng phương pháp trãi nghiệm : Cô mở nhạc “ Em là gió mát ” trẻ lấy đồ dùng và trãi nghiệm với đồ dùng.
- Cô hỏi trẻ các con đã tạo gió bằng cách nào? Trẻ trả lời.
3/ Trò chơi :
*Trò chơi 1: “Chong chóng quay”
Cô có nhiều chiếc chong chóng giấy rất đẹp nhiệm vụ của các con đem những chiếc chong chóng đến đích, các con nhớ mỗi lần chơi chỉ vận chuyển được một cái chong chóng nhưng với điều kiện là chong chóng đó quay mới được tính .Cho trẻ chơi 2 lượt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trà Thị Cơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)