Sử dụng đồ dùng dạy học
Chia sẻ bởi Trường Mầm Non Phước Vĩnh |
Ngày 05/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: Sử dụng đồ dùng dạy học thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN PHÚ GIÁO
TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC VĨNH
------(((------
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG
TRONG GIẢNG DẠY TRẺ MẦM NON
Tổ khối: Lá
Năm thực hiện: 2010 – 2011
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Mỹ Linh.
Số điện thoại liên lạc: 0987596519
Phước Vĩnh, tháng 2 năm 2011 TC "A. ĐẶT VẤN ĐỀ" l 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tất cả chúng ta đều biết, đồ dùng dạy học góp phần rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Thực tế chung là các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu giáo dục mầm non do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn rất hạn chế, như các nhà quản lý của bậc mầm non thường ví von: “Kinh phí đầu tư cho giáo dục giống như cái chăn hẹp, trong đó mầm non chỉ là phần chân nên phải co lại mới vừa”. Do đó, ngoài việc sử dụng một cách hiệu quả những đồ dùng đồ chơi được cấp phát, giáo viên mầm non còn tận dụng môi trường lớp học, khuôn viên trường và tự tạo những đồ dùng, đồ chơi từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động giáo dục trẻ. Đó cũng là chủ trương của ngành đề ra.
Mỗi đồ dùng dạy học được cấp phát hay giáo viên tự làm đều có mục đích sử dụng riêng, tự nó không thể phục vụ được nhiều hoạt động khác nhau, dẫn đến việc giáo viên mầm non phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc làm đồ dùng dạy học phục vụ cho “ý đồ” giảng dạy của mình. Các đồ dùng được làm rất kỳ công nhưng công năng sử dụng lại hạn chế. Sự hạn chế đó đôi khi không phải do bản thân đồ dùng mà do chính giáo viên chưa biết cách khai thác đồ dùng mình làm ra cũng như khai thác hiệu quả hơn các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát và các phương tiện trong môi trường hoạt động. Xuất phát từ lý do này, trong hơn 3 năm công tác, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi ra các các biện pháp khác nhau để phát huy tính hiệu quả của các đồ dùng được cấp phát cũng như tự làm cùng với các phương tiện trong lớp học, giúp tiết kiệm chi phí trong việc làm đồ dùng, đồng thời cũng đạt được những hiệu quả rất tốt trên trẻ. Đồng thời, với kết quả cao trong các hội thi “giáo viên tự làm và sử dụng đồ dùng dạy” học cấp huyện, cấp tỉnh trong những năm qua đã giúp tôi thêm tự tin để viết đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả đồ dùng trong giảng dạy trẻ mầm non” để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
TC "B. NỘI DUNG" l 1 B. NỘI DUNG
TC "I. CƠ SỞ LÝ LUẬN" l 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đặc điểm tư duy chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo là tư duy trực quan hình ảnh và tưởng tượng. Để tác động tốt kích thích sự phát triển của đặc điểm tư duy này, đòi hỏi mọi hoạt động của trẻ đều cần gắn với đồ dùng, đồ chơi trực quan để trẻ có thể tiếp nhận được hình ảnh, qua đó tưởng tượng biểu trưng.
Đồ dùng dạy học với các chức năng: Truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển hứng thú học tập và tổ chức điều khiển quá trình dạy học sẽ hỗ trợ rất lớn vào việc phát triển toàn diện của trẻ.
Trong thời đại ngày nay, tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều phong phú hơn, thông tin ngày càng nhiều song thời gian dành cho việc giúp trẻ cảm thụ, làm quen để hòa nhập vào guồng quay thời đại vẫn rất hạn chế. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho trẻ những trải nghiệm đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở mầm non nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học tích cực kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của trẻ được đặc biệt chú ý. Song để cho trẻ được tích cực tham gia vào hoạt động, việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết.
Đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho cô và trẻ tổ chức hợp lý có hiệu quả nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để cô và trẻ
TRƯỜNG MẦM NON PHƯỚC VĨNH
------(((------
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ ĐỒ DÙNG
TRONG GIẢNG DẠY TRẺ MẦM NON
Tổ khối: Lá
Năm thực hiện: 2010 – 2011
Giáo viên thực hiện: Trần Thị Mỹ Linh.
Số điện thoại liên lạc: 0987596519
Phước Vĩnh, tháng 2 năm 2011 TC "A. ĐẶT VẤN ĐỀ" l 1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tất cả chúng ta đều biết, đồ dùng dạy học góp phần rất quan trọng, không thể thiếu trong hoạt động giáo dục trẻ mầm non. Thực tế chung là các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu giáo dục mầm non do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng còn rất hạn chế, như các nhà quản lý của bậc mầm non thường ví von: “Kinh phí đầu tư cho giáo dục giống như cái chăn hẹp, trong đó mầm non chỉ là phần chân nên phải co lại mới vừa”. Do đó, ngoài việc sử dụng một cách hiệu quả những đồ dùng đồ chơi được cấp phát, giáo viên mầm non còn tận dụng môi trường lớp học, khuôn viên trường và tự tạo những đồ dùng, đồ chơi từ nhiều nguyên vật liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động giáo dục trẻ. Đó cũng là chủ trương của ngành đề ra.
Mỗi đồ dùng dạy học được cấp phát hay giáo viên tự làm đều có mục đích sử dụng riêng, tự nó không thể phục vụ được nhiều hoạt động khác nhau, dẫn đến việc giáo viên mầm non phải mất rất nhiều thời gian và tiền bạc cho việc làm đồ dùng dạy học phục vụ cho “ý đồ” giảng dạy của mình. Các đồ dùng được làm rất kỳ công nhưng công năng sử dụng lại hạn chế. Sự hạn chế đó đôi khi không phải do bản thân đồ dùng mà do chính giáo viên chưa biết cách khai thác đồ dùng mình làm ra cũng như khai thác hiệu quả hơn các đồ dùng, đồ chơi được cấp phát và các phương tiện trong môi trường hoạt động. Xuất phát từ lý do này, trong hơn 3 năm công tác, tôi đã nghiên cứu, tìm tòi ra các các biện pháp khác nhau để phát huy tính hiệu quả của các đồ dùng được cấp phát cũng như tự làm cùng với các phương tiện trong lớp học, giúp tiết kiệm chi phí trong việc làm đồ dùng, đồng thời cũng đạt được những hiệu quả rất tốt trên trẻ. Đồng thời, với kết quả cao trong các hội thi “giáo viên tự làm và sử dụng đồ dùng dạy” học cấp huyện, cấp tỉnh trong những năm qua đã giúp tôi thêm tự tin để viết đề tài “Một số kinh nghiệm sử dụng hiệu quả đồ dùng trong giảng dạy trẻ mầm non” để chia sẻ cùng đồng nghiệp.
TC "B. NỘI DUNG" l 1 B. NỘI DUNG
TC "I. CƠ SỞ LÝ LUẬN" l 2 I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đặc điểm tư duy chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo là tư duy trực quan hình ảnh và tưởng tượng. Để tác động tốt kích thích sự phát triển của đặc điểm tư duy này, đòi hỏi mọi hoạt động của trẻ đều cần gắn với đồ dùng, đồ chơi trực quan để trẻ có thể tiếp nhận được hình ảnh, qua đó tưởng tượng biểu trưng.
Đồ dùng dạy học với các chức năng: Truyền thụ tri thức, hình thành kỹ năng, phát triển hứng thú học tập và tổ chức điều khiển quá trình dạy học sẽ hỗ trợ rất lớn vào việc phát triển toàn diện của trẻ.
Trong thời đại ngày nay, tất cả mọi vấn đề trong cuộc sống đều phong phú hơn, thông tin ngày càng nhiều song thời gian dành cho việc giúp trẻ cảm thụ, làm quen để hòa nhập vào guồng quay thời đại vẫn rất hạn chế. Để theo kịp sự phát triển của xã hội và cung cấp cho trẻ những trải nghiệm đầy đủ nhất trong một thời gian có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học luôn là vấn đề bức xúc được nhiều người quan tâm. Thực tế cho thấy việc dạy học nói chung và dạy học ở mầm non nói riêng đã có sự đổi mới nhiều về phương pháp. Những phương pháp dạy học tích cực kích thích sự tìm tòi, đòi hỏi sự tư duy của trẻ được đặc biệt chú ý. Song để cho trẻ được tích cực tham gia vào hoạt động, việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học là hết sức cần thiết.
Đồ dùng dạy học là những phương tiện vật chất giúp cho cô và trẻ tổ chức hợp lý có hiệu quả nhằm thực hiện chương trình dạy học. Trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, thiết bị đồ dùng dạy học là một trong những điều kiện cơ bản không thể thiếu để cô và trẻ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trường Mầm Non Phước Vĩnh
Dung lượng: 5,82MB|
Lượt tài: 2
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)