Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy môn Hình 8
Chia sẻ bởi quang lâm |
Ngày 13/10/2018 |
109
Chia sẻ tài liệu: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy môn Hình 8 thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo ra một tiền đề cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển, đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có.
Nếu PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh (hs) làm theo một điều nào đó, thì PPDH mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là PPDH cũ đã phần nhiều “ bỏ quên hs” nên hs thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Còn PPDH mới lại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hs.
Phát huy tính tích cực của hs thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của PPDH mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía hs, được biểu hiện ra bên ngoài của sự hoạt động. Nhờ phát huy tính tích cực mà hs không còn bị thụ động. Hs trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những hs khá, giỏi cũng được thỏa mãn nhu cầu tri thức, còn những hs yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, các em cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học phải chú trọng, phát huy tính tích cực của hs, sử dụng nhiều PPDH tích cực, với nhiều đồ dùng trực quan, sinh động. Hs với tâm lí lứa tuổi, đã có những hiểu biết nhất định về thế giới bên ngoài, muốn được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học tập trên lớp nên yêu cầu đặt ra là phải sử dụng PPDH như thế nào để phát huy tính tích tích của hs. Một trong những PPDH mới hiện nay là việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra. Vì vậy, việc sử dụng BÐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục mầu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, lô-gích, dễ hiểu. Sử dụng BÐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Việc sử dụng BĐTD giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung, Phân môn Hình nói riêng và phát huy tính tích cực của hs, tôi mạnh dạn viết chuyên đề :” Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Hình 8”. BĐTD có nhiều vai trò trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, song trong khuôn khổ chuyên đề này, tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề sử dụng BĐTD trong việc dạy học phân môn Hình học 8.
2, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Giới thiệu những ưu điểm, tác dụng, cách lập và phương pháp sử dụng BĐTD trong dạy học môn Hình 8 để từ đó sử dụng BĐTD trong dạy học các môn học khác.
3, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a, Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thực hiện nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung chuyên đề: Cách lập BĐTD- TS Trần Đình Châu, Bộ GD&ĐT; Lập BĐTD – TS Đặng Thu Thủy, Viện Khoa học GD Việt Nam, SGK, SGV Hình học 8, Đổi mới PPDH- NXB GD 2005.
b, Phương pháp quan sát sư phạm
Thực hiện dự giờ, trao đổi với các GV trong trường và các trường bạn có sử dụng BĐTD trong dạy Toán và các bộ môn khác: Vật lí, hóa , sinh, Lịch sử...
c, Phương pháp điều tra:
Thăm dò ý kiến của học sinh, giáo viên về hiệu quả của việc sử dụng BĐTD của GV trong dạy học bộ môn Hình học.
d, Phương pháp thực nghiệm:
- Bản thân trực tiếp giảng dạy có
1, LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận
Đổi mới phương pháp dạy học(PPDH) không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo ra một tiền đề cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển, đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có.
Nếu PPDH cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho học sinh (hs) làm theo một điều nào đó, thì PPDH mới vẫn cần những ưu điểm trên. Song cái khác căn bản ở đây là PPDH cũ đã phần nhiều “ bỏ quên hs” nên hs thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức. Còn PPDH mới lại phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của hs.
Phát huy tính tích cực của hs thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên là bản chất của PPDH mới. Khi nói đến tính tích cực, chúng ta quan niệm là lòng mong muốn hành động được nảy sinh từ phía hs, được biểu hiện ra bên ngoài của sự hoạt động. Nhờ phát huy tính tích cực mà hs không còn bị thụ động. Hs trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được được khám phá, hiểu biết. Muốn vậy, điều khó khăn nhất với giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải làm sao cho những hs khá, giỏi cũng được thỏa mãn nhu cầu tri thức, còn những hs yếu nhất cũng không thấy bị bỏ rơi, các em cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Dạy học phải chú trọng, phát huy tính tích cực của hs, sử dụng nhiều PPDH tích cực, với nhiều đồ dùng trực quan, sinh động. Hs với tâm lí lứa tuổi, đã có những hiểu biết nhất định về thế giới bên ngoài, muốn được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động học tập trên lớp nên yêu cầu đặt ra là phải sử dụng PPDH như thế nào để phát huy tính tích tích của hs. Một trong những PPDH mới hiện nay là việc sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà chính mình suy nghĩ, tự viết, vẽ ra. Vì vậy, việc sử dụng BÐTD giúp học sinh học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não; giúp cho mỗi người phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục mầu sắc, đường nét, các nhánh, sắp xếp các ý tưởng một cách khoa học, lô-gích, dễ hiểu. Sử dụng BÐTD góp phần đổi mới phương pháp dạy học, nhất là vận dụng vào dạy học kiến thức mới hoặc hệ thống hóa kiến thức phù hợp với từng đối tượng khác nhau. Việc sử dụng BĐTD giúp GV đổi mới PPDH, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.
Vì vậy để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán nói chung, Phân môn Hình nói riêng và phát huy tính tích cực của hs, tôi mạnh dạn viết chuyên đề :” Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học bộ môn Hình 8”. BĐTD có nhiều vai trò trong các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường, song trong khuôn khổ chuyên đề này, tôi chỉ xin đề cập đến vấn đề sử dụng BĐTD trong việc dạy học phân môn Hình học 8.
2, MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Giới thiệu những ưu điểm, tác dụng, cách lập và phương pháp sử dụng BĐTD trong dạy học môn Hình 8 để từ đó sử dụng BĐTD trong dạy học các môn học khác.
3, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a, Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thực hiện nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến nội dung chuyên đề: Cách lập BĐTD- TS Trần Đình Châu, Bộ GD&ĐT; Lập BĐTD – TS Đặng Thu Thủy, Viện Khoa học GD Việt Nam, SGK, SGV Hình học 8, Đổi mới PPDH- NXB GD 2005.
b, Phương pháp quan sát sư phạm
Thực hiện dự giờ, trao đổi với các GV trong trường và các trường bạn có sử dụng BĐTD trong dạy Toán và các bộ môn khác: Vật lí, hóa , sinh, Lịch sử...
c, Phương pháp điều tra:
Thăm dò ý kiến của học sinh, giáo viên về hiệu quả của việc sử dụng BĐTD của GV trong dạy học bộ môn Hình học.
d, Phương pháp thực nghiệm:
- Bản thân trực tiếp giảng dạy có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: quang lâm
Dung lượng: 2,26MB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)