SKNN 24 - 36

Chia sẻ bởi Phạm Hà Phương | Ngày 05/10/2018 | 49

Chia sẻ tài liệu: SKNN 24 - 36 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:




Phòng giáo dục và đào tạo huyện từ liêm
Trường mầm non xuân phương A













Sáng kiến kinh nghiệm


đề TàI :
kinh nghiệm phát triển vốn từ
cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi





Người thực hiện : Nguyễn Thị Hạnh
Giáo viên : Lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi
Năm học : 2009- 2010






Hà Nội , tháng 4/2010

I. Lý do chọn đề tài :
Ngôn ngữ có vài trò rất lớn trong cuộc sống của con người. Nhờ ngôn ngữ mà con người có thể trao đổi với nhau những hiểu biết, truyền cho nhau những kinh nghiệm, tâm sự với nhau những điều thầm kín..
Bác Hồ của chúng ta đã dạy : “ Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn , tôn trọng nó ”
Trong công tác giáo dục thế hệ mầm non cho đất nước, chúng ta càng thấy rõ vai trò của ngôn ngữ đối với việc giáo dục trẻ thơ.
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ lứa tuồi mầm non đặc biệt là lứa tuổi nhà trẻ 24 – 36 tháng tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác ở độ tuổi mẫu giáo : môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình,.... Mà điều tôi muốn đề cập ở đây là để ngôn ngữ của trẻ phát triển thuận lợi, một trong những điều kiện quan trọng là trẻ tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó, trẻ biết sử dụng “ số vốn” đó một cách thành thạo .
Nhưng trên thực tế, trẻ 24- 36 tháng tuổi ở lớp tôi các cháu dùng từ không chính xác, nói ngọng, nói trỏng, không đủ câu, nói câu trọn nghĩa chiếm một số lượng không nhỏ và rất khó cho việc trẻ tiếp cận các môn học khác sau này bởi trẻ một phần bị nghèo nàn về vốn từ, một phần trẻ không biết diễn đạt sao cho mạch lạc.
Xuất phát từ những lý do trên mà tôi đã chọn để tài : Kinh nghiệm phát triển vốn từ cho trẻ lứa tuổi 24 – 36 tháng tuổi làm để tài nghiêm cứu.
II. Thuận lợi và khó khăn :
1. Thuận lợi :
- Lớp được phân chia theo đúng độ tuổi quy định
- Trẻ đi học chuyên cần
- Đồ dùng phục vụ cho việc phát triển vốn từ cho trẻ phong phú về hình ảnh, mầu sắc hấp dẫn ( tranh ảnh, vật thật ,..)
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường.
- Giáo viên nắm vững phương pháp dạy của bộ môn, được bồi dưỡng thường xuyên và tham gia học tập tại các lớp chuyên đề do sở, huyện tổ chức.
- Giáo viên nhiệt tình, sáng tạo làm đồ dùng phục vụ cho việc cung cấp và phát triển vốn từ cho trẻ.
- Trình độ của giáo viên đều trên chuẩn.
2. Khó khăn :
- Trẻ 24 – 36 th
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hà Phương
Dung lượng: 184,00KB| Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)