SKKN ve phat trien ngon ngu
Chia sẻ bởi Trần Thị Lịch |
Ngày 05/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: SKKN ve phat trien ngon ngu thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHẦN MỘT
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước…”. Đó là sự khẳng định của Đảng, nhà nước ta được thể hiện trong Pháp Lệnh về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Xuất phát từ quan điểm trên, hiện nay trẻ em đang được xã hội quan tâm đặc biệt về chất lượng chăm sóc và giáo dục. Như vậy muốn công tác chăm sóc giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến tỷ lệ chuyên cần của trẻ vì trẻ có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống được kiến thức liền mạch. Xong thực tế giáo dục ở các bậc học vùng cao nói chung đặc biệt là giáo dục mầm non nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sĩ số.
Đơn vị trường Mầm non Nùng Nàng nơi tôi công tác với đặc điểm là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, 100% đồng bào là người dân tộc H’Mông. Việc nhận thức cho con em đến trường Mầm non còn có hạn, đặc biệt các cháu trong độ tuổi nhà trẻ năm đầu ra lớp còn hay quấy khóc, chưa quen với nề nếp thói quen ở lớp nên một số phụ huynh thường cho con nghỉ học để lên nương cùng bố mẹ. Mặt khác một số phụ huynh kinh tế khó khăn không muốn cho con trong độ tuổi nhà trẻ đến lớp để đỡ phần tốn kém. Chính vì vậy tỉ lệ chuyên cần của trẻ nhà trẻ ở một số nhóm/lớp còn chưa cao, số trẻ nghỉ học không xin phép còn nhiều….
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu trong độ tuổi nhà trẻ tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để duy trì tỉ lệ chuyên cần và đảm bảo chất lượng giáo dục của trẻ trong lớp?
Từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: “Một số biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần tại nhóm trẻ 25 – 36 tháng Sáy San II- trường Mầm non Nùng Nàng”
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: 13/13 trẻ ở nhóm trẻ 25- 36 tháng Sáy San II.
Đối tượng: Một số biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng.
III. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng nhằm mục đích:
* Đối với trẻ:
Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng cơ bản để chuẩn bị bước vào những lớp học trên.
* Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp, hình thức phù hợp trong việc duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ nhà trẻ để áp dụng vào thực tế tại địa phương.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác duy trì sĩ số cho trẻ nhà trẻ vùng đặc biệt khó khăn. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần nâng cao ý thức của phụ huynh học sinh, góp phần đắc lực cho quá trình hình thành thói quen nề nếp đi học cho trẻ.
PHẦN HAI
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận:
Để chuẩn bị cho trẻ vào học Mẫu giáo một cách tốt nhất là thông qua Nhà trẻ. Các cháu như những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn. Ở độ tuổi này cô dạy trẻ những kiến thức cơ bản như: học nói rõ lời, nhận biết và gọi tên đồ vật- sự việc, vận động thô - tinh, hát, múa.... Điều này thực sự quan trọng và mang lại lợi ích sau này cho trẻ ở những lớp mẫu giáo kế tiếp. Vì vậy nếu trẻ đi học đều, thường xuyên không chỉ giúp trẻ hệ thống được kiến thức một cách liền mạch mà còn giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp cùng cô, các bạn và mọi người xung quanh…. Từ đó thấy được việc duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ độ tuổi nhà trẻ là yếu tố cơ bản trong để xây dựng nề nếp, thói quen và cách tổ chức thực hiện các hoạt động học tập trong ngày của trẻ tại trường Mầm non.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thực trạng:
Lớp nhà trẻ Sáy San II nằm cách trung tâm xã Nùng Nàng 01km, lớp học là điểm trường tập trung cho trẻ ra lớp của 3 điểm bản: Nùng Nàng, Sáy San II, Sáy San III, có địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa.
Phong trào giáo dục xã Nùng Nàng nói chung và điểm bản Sáy San
PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài:
“Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước…”. Đó là sự khẳng định của Đảng, nhà nước ta được thể hiện trong Pháp Lệnh về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Xuất phát từ quan điểm trên, hiện nay trẻ em đang được xã hội quan tâm đặc biệt về chất lượng chăm sóc và giáo dục. Như vậy muốn công tác chăm sóc giáo dục đạt hiệu quả thì trước hết phải chú ý đến tỷ lệ chuyên cần của trẻ vì trẻ có ra lớp đều thì việc tiếp thu bài mới tốt, mới hệ thống được kiến thức liền mạch. Xong thực tế giáo dục ở các bậc học vùng cao nói chung đặc biệt là giáo dục mầm non nói riêng còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì sĩ số.
Đơn vị trường Mầm non Nùng Nàng nơi tôi công tác với đặc điểm là một xã vùng cao đặc biệt khó khăn, 100% đồng bào là người dân tộc H’Mông. Việc nhận thức cho con em đến trường Mầm non còn có hạn, đặc biệt các cháu trong độ tuổi nhà trẻ năm đầu ra lớp còn hay quấy khóc, chưa quen với nề nếp thói quen ở lớp nên một số phụ huynh thường cho con nghỉ học để lên nương cùng bố mẹ. Mặt khác một số phụ huynh kinh tế khó khăn không muốn cho con trong độ tuổi nhà trẻ đến lớp để đỡ phần tốn kém. Chính vì vậy tỉ lệ chuyên cần của trẻ nhà trẻ ở một số nhóm/lớp còn chưa cao, số trẻ nghỉ học không xin phép còn nhiều….
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy các cháu trong độ tuổi nhà trẻ tôi luôn suy nghĩ phải làm thế nào để duy trì tỉ lệ chuyên cần và đảm bảo chất lượng giáo dục của trẻ trong lớp?
Từ thực tế trên, tôi đã mạnh dạn xây dựng đề tài: “Một số biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần tại nhóm trẻ 25 – 36 tháng Sáy San II- trường Mầm non Nùng Nàng”
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu: 13/13 trẻ ở nhóm trẻ 25- 36 tháng Sáy San II.
Đối tượng: Một số biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ nhà trẻ 25- 36 tháng.
III. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu các biện pháp duy trì tỉ lệ chuyên cần đối với trẻ trong độ tuổi nhà trẻ 25 – 36 tháng nhằm mục đích:
* Đối với trẻ:
Giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những kỹ năng cơ bản để chuẩn bị bước vào những lớp học trên.
* Đối với giáo viên:
Giúp giáo viên lựa chọn các biện pháp, hình thức phù hợp trong việc duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ nhà trẻ để áp dụng vào thực tế tại địa phương.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu:
Qua đề tài nghiên cứu giúp giáo viên có những định hướng phù hợp trong công tác duy trì sĩ số cho trẻ nhà trẻ vùng đặc biệt khó khăn. Sau khi vận dụng đề tài sẽ góp phần nâng cao ý thức của phụ huynh học sinh, góp phần đắc lực cho quá trình hình thành thói quen nề nếp đi học cho trẻ.
PHẦN HAI
PHẦN GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận:
Để chuẩn bị cho trẻ vào học Mẫu giáo một cách tốt nhất là thông qua Nhà trẻ. Các cháu như những cây non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây non kia sẽ cằn cỗi, úa tàn. Ở độ tuổi này cô dạy trẻ những kiến thức cơ bản như: học nói rõ lời, nhận biết và gọi tên đồ vật- sự việc, vận động thô - tinh, hát, múa.... Điều này thực sự quan trọng và mang lại lợi ích sau này cho trẻ ở những lớp mẫu giáo kế tiếp. Vì vậy nếu trẻ đi học đều, thường xuyên không chỉ giúp trẻ hệ thống được kiến thức một cách liền mạch mà còn giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn khi giao tiếp cùng cô, các bạn và mọi người xung quanh…. Từ đó thấy được việc duy trì tỉ lệ chuyên cần cho trẻ độ tuổi nhà trẻ là yếu tố cơ bản trong để xây dựng nề nếp, thói quen và cách tổ chức thực hiện các hoạt động học tập trong ngày của trẻ tại trường Mầm non.
II. Thực trạng của vấn đề:
1. Thực trạng:
Lớp nhà trẻ Sáy San II nằm cách trung tâm xã Nùng Nàng 01km, lớp học là điểm trường tập trung cho trẻ ra lớp của 3 điểm bản: Nùng Nàng, Sáy San II, Sáy San III, có địa hình phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, giao thông đi lại khó khăn nhất là về mùa mưa.
Phong trào giáo dục xã Nùng Nàng nói chung và điểm bản Sáy San
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Lịch
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)