SKKN về hoat dong am nhac
Chia sẻ bởi Phan Thị Như Uyên |
Ngày 05/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: SKKN về hoat dong am nhac thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ thơ.Trong các trường lớp mẫu giáo, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng.Có thể coi nó như một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời đối với công tác giáo dục trẻ mẫu giáo một cách toàn diện.
Các cháu nhỏ có thể làm quen với âm nhạc rất sớm, ngay từ khi bập bẹ, tập nói hoặc sớm hơn, ngay từ lúc nằm nôi.
Một giai điệu vang lên, trong đó các âm thanh cao thấp được kết hợp trong một nhịp điệu sinh động, bản thân nó đã có thể tác động trực tiếp vào đôi tai bé nhỏ.Các cháu nhún nhảy, giậm chân hoặc múa tay theo nhịp điệu vừa vang lên .Như vậy âm nhạc đến với trẻ làm thỏa mãn một nhu cầu tự thân của trẻ.
Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: “Vui chơi là họat động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi góp phần quan trọng trong việc hình thành nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách , tạo nên sự hứng thú và các khả năng sáng tạo của trẻ.”
Nếu trò chơi được coi là một trong những nội dung đồng thời là một trong những phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, dễ tiếp thu nhất, thì âm nhạc được kết hợp trong các hoạt động cũng giúp ích cho trẻ nhiều mặt như vậy.
Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo , chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới âm nhạc trong hoạt động của trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm.Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ”
II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
*Tình hình trường lớp, giáo viên và học sinh:
-Trường có 2 cơ sở với 4 lớp mẫu giáo và 111 học sinh.
-Học sinh đủ cả 3 lứa tuổi, các cháu hồn nhiên dễ thương và rất thích được hát, nghe nhạc…
-Có 7 giáo viên trong đó có 4 /7 giáo viên biết sử dụng đàn.
* Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị âm nhạc:
-Trường đã mua sắm được một đàn organ, 1 tivi –đầu đĩa; một máy cát xét. Và các loại băng đĩa phục vụ cho lứa tuổi mẫu giáo.
-Trường chưa có phòng âm nhạc riêng cho trẻ sinh họat .
*Tình hình phụ huynh :
-Đa số phụ huynh không thích cho trẻ học hát, nghe nhạc nhiều, mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ , làm toán như lớp 1 phổ thông.
*Tình hình giáo dục hiện nay: Hiện nay ngành học mầm non đang tiếp tục thực hiện việc tổ chức hình thức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới.
Với lý do và thực trạng nêu trên chúng tôi đã tiến hành việc lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động cho trẻ như sau:
III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH :
1/Lập kế họach đầu tư trang thiết bị và chuyên môn về âm nhạc:
*Về trang thiết bị:
Đầu năm chúng tôi cùng nhau khảo sát,nắm lại số liệu các trang thiết bị âm nhạc của trường .(Như có bao nhiêu đàn, ti vi, đầu đĩa , máy cát xét, bao nhiêu băng đĩa ,băng đĩa có những bài hát gì, chủ điểm như thế nào ? )
Sau đó chúng tôi cùng có ý kiến với nhà trường đề nghị cân đối kinh phí , mua bổ xung thêm máy cát xét cho các lớp sao cho đủ mỗi lớp 1 máy để tiện sử dụng khi tổ chức các họat động cho trẻ.Trang bị thêm các âm thanh khác như Loa, Micro…
Đối với các băng đĩa nhạc , chúng tôi phân loại nhạc ,bài hát sử dụng cho từng hoạt động riêng biệt( Ví dụ : đĩa hát, băng nhạc có tiết tấu sinh động để dùng cho các trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời; nhạc nhẹ nhàng êm dịu sử dụng trong hoạt động tạo hình , giờ kể chuyện.v.v.) .nếu thiếu, chúng tôi đi sưu tầm và đề nghị nhà trường mua sắm thêm.
* Về giáo viên : qua các tiết dự giờ đồng nghiệp , chúng tôi cùng nắm bắt lại trình độ về sử dụng các nhạc cụ của các giáo viên đứng lớp.Như có bao nhiêu giáo viên sử dụng được đàn, bao nhiêu giáo viên hát chuẩn hoặc hát chưa hay cần rèn luyện( Trong trường chỉ có Cô Hoa, cô lanh , cô Trang sử dụng chưa thành thạo đàn organ, Còn lại các cô đã tương đối sử dụng được ).Sau đó chúng tôi tổ chức các buổi rèn luyện ngòai giờ về tập hát, tập đàn , tập sử dụng các thiết bị âm thanh khác. Nhất là trong các ngày
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ thơ.Trong các trường lớp mẫu giáo, âm nhạc đóng vai trò rất quan trọng.Có thể coi nó như một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời đối với công tác giáo dục trẻ mẫu giáo một cách toàn diện.
Các cháu nhỏ có thể làm quen với âm nhạc rất sớm, ngay từ khi bập bẹ, tập nói hoặc sớm hơn, ngay từ lúc nằm nôi.
Một giai điệu vang lên, trong đó các âm thanh cao thấp được kết hợp trong một nhịp điệu sinh động, bản thân nó đã có thể tác động trực tiếp vào đôi tai bé nhỏ.Các cháu nhún nhảy, giậm chân hoặc múa tay theo nhịp điệu vừa vang lên .Như vậy âm nhạc đến với trẻ làm thỏa mãn một nhu cầu tự thân của trẻ.
Các nhà tâm lý học đã khẳng định rằng: “Vui chơi là họat động chủ đạo của lứa tuổi mẫu giáo, vui chơi góp phần quan trọng trong việc hình thành nhận thức, phát triển trí tuệ, giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách , tạo nên sự hứng thú và các khả năng sáng tạo của trẻ.”
Nếu trò chơi được coi là một trong những nội dung đồng thời là một trong những phương tiện giáo dục trẻ nhanh nhất, dễ tiếp thu nhất, thì âm nhạc được kết hợp trong các hoạt động cũng giúp ích cho trẻ nhiều mặt như vậy.
Thực tế hiện nay trong trường mẫu giáo , chúng tôi thấy rằng sự quan tâm đúng mức tới âm nhạc trong hoạt động của trẻ mẫu giáo thực sự chưa đầy đủ lắm.Chính vì vậy chúng tôi đã chọn đề tài “ Lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động của trẻ”
II/ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG:
*Tình hình trường lớp, giáo viên và học sinh:
-Trường có 2 cơ sở với 4 lớp mẫu giáo và 111 học sinh.
-Học sinh đủ cả 3 lứa tuổi, các cháu hồn nhiên dễ thương và rất thích được hát, nghe nhạc…
-Có 7 giáo viên trong đó có 4 /7 giáo viên biết sử dụng đàn.
* Tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị âm nhạc:
-Trường đã mua sắm được một đàn organ, 1 tivi –đầu đĩa; một máy cát xét. Và các loại băng đĩa phục vụ cho lứa tuổi mẫu giáo.
-Trường chưa có phòng âm nhạc riêng cho trẻ sinh họat .
*Tình hình phụ huynh :
-Đa số phụ huynh không thích cho trẻ học hát, nghe nhạc nhiều, mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ , làm toán như lớp 1 phổ thông.
*Tình hình giáo dục hiện nay: Hiện nay ngành học mầm non đang tiếp tục thực hiện việc tổ chức hình thức giáo dục trẻ theo hướng đổi mới.
Với lý do và thực trạng nêu trên chúng tôi đã tiến hành việc lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động cho trẻ như sau:
III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH :
1/Lập kế họach đầu tư trang thiết bị và chuyên môn về âm nhạc:
*Về trang thiết bị:
Đầu năm chúng tôi cùng nhau khảo sát,nắm lại số liệu các trang thiết bị âm nhạc của trường .(Như có bao nhiêu đàn, ti vi, đầu đĩa , máy cát xét, bao nhiêu băng đĩa ,băng đĩa có những bài hát gì, chủ điểm như thế nào ? )
Sau đó chúng tôi cùng có ý kiến với nhà trường đề nghị cân đối kinh phí , mua bổ xung thêm máy cát xét cho các lớp sao cho đủ mỗi lớp 1 máy để tiện sử dụng khi tổ chức các họat động cho trẻ.Trang bị thêm các âm thanh khác như Loa, Micro…
Đối với các băng đĩa nhạc , chúng tôi phân loại nhạc ,bài hát sử dụng cho từng hoạt động riêng biệt( Ví dụ : đĩa hát, băng nhạc có tiết tấu sinh động để dùng cho các trò chơi vận động, hoạt động ngoài trời; nhạc nhẹ nhàng êm dịu sử dụng trong hoạt động tạo hình , giờ kể chuyện.v.v.) .nếu thiếu, chúng tôi đi sưu tầm và đề nghị nhà trường mua sắm thêm.
* Về giáo viên : qua các tiết dự giờ đồng nghiệp , chúng tôi cùng nắm bắt lại trình độ về sử dụng các nhạc cụ của các giáo viên đứng lớp.Như có bao nhiêu giáo viên sử dụng được đàn, bao nhiêu giáo viên hát chuẩn hoặc hát chưa hay cần rèn luyện( Trong trường chỉ có Cô Hoa, cô lanh , cô Trang sử dụng chưa thành thạo đàn organ, Còn lại các cô đã tương đối sử dụng được ).Sau đó chúng tôi tổ chức các buổi rèn luyện ngòai giờ về tập hát, tập đàn , tập sử dụng các thiết bị âm thanh khác. Nhất là trong các ngày
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Thị Như Uyên
Dung lượng: 48,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)