SKKN_TOAN 5

Chia sẻ bởi Anh Tuan | Ngày 05/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: SKKN_TOAN 5 thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Phần A: Mở đầu

I. Lý do chọn đề tài:
Trước xu thế toàn cầu hoá kinh tế tri thức của thời đại, nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra nhiệm vụ: "Nâng cao dân trí - phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam". Bởi vậy, giáo dục luôn được xác định là "quốc sách hàng đầu". Mà "giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo" (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 - Khoá VIII).
Do đó, ngoài mục đích giúp các em có được những kỹ năng kiến thức, việc dạy học còn phải chú ý phát triển tư duy và bồi dưỡng phương pháp suy luận cho học sinh. Ngay từ bậc tiểu học lại càng phải quan tâm làm tốt điều này - nhất là ở môn toán.
Để học sinh "học một biết mười" thì việc giải đúng một bài toán để đạt điểm 10 (hoặc 20) cũng vẫn chưa đủ. Vì thế cần phải tập cho học sinh thói quen:
Chưa tự bằng lòng mỗi khi giải quyết xong bài toán hoặc tìm đúng đáp số, ngay cả trong trường hợp đã thử lại cẩn thận, soát lại đâu vào đấy. Điều đó có nghĩa là: Các em cần tiếp tục suy nghĩ để tìm hiểu sâu hơn nhằm khai thác bài toán đó.
Vậy, làm thế nào để tất cả học sinh (khá giỏi - trung bình - yếu) không những ở thành phố mà cả ở những vùng sâu, vùng xa - nơi mà sách tham khảo chưa được phong phú đa dạng - phát huy được sự sáng tạo, thông minh và khả năng suy nghĩ linh hoạt để khai thác bài toán có hiệu quả? Từ những suy nghĩ trên, tôi đã chọn đề tài:"Một số cách giúp học sinh lớp 5 tự đặt được đề toán" - mà theo tôi, là cách giúp các em phát triển tư duy và khai thác bài toán có hiệu quả rất tốt. Mặt khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập, để các em có điều kiện trở thành những học sinh giỏi về vật lý, về hoá học, về sinh học .v.v.. ở các bậc phổ thông trung học và đại học sau này.
II. Mục đích nghiên cứu:
1. Nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán cho học sinh lớp 5:
2. Thông qua những bài toán giải ở SGK, học sinh có thể tự tiếp cận với các dạng toán khác.
3. Giúp học sinh củng cố kiến thức, phát huy trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt.
4. Tìm ra cách giảng dạy có hiệu quả nhất trong qúa trình dạy các bài toán giải ở lớp 5.
III. Đối tượng nghiên cứu:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, ngay từ đầu năm học, tôi đã chọn học sinh lớp chủ nhiệm 5D, trường tiểu học Lê Văn Tám làm đối tượng nghiên cứu.
Tổng số học sinh 28 (nam 10, nữ 18).
Qua khảo sát thực trạng đầu năm học, tôi thấy các em còn lúng túng nhiều trong việc tự đặt đề toán. cụ thể:
Đặt đề toán mới bằng cách
Số học sinh đặt đề thành thạo
Số học sinh biết đặt đề
Số học sinh chưa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Anh Tuan
Dung lượng: 67,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)