SKKN(Thực trạng sử dụng đồ dùng)

Chia sẻ bởi Bùi Minh Đức | Ngày 06/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: SKKN(Thực trạng sử dụng đồ dùng) thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Phần I MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
I.1.1 Cơ sở lý luận
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu đã dạy:
“Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người”
Sự nghiệp trồng người đó là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó nghành giáo dục đào tạo giữ vai trò then chốt, chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã có những đường lối chinh sách ưu tiên cho giáo dục phát triển. Đặc biệt trong nghị quyết trung ương II đã nêu mục tiêu của giáo dục là: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” để đáp ứng nền kinh tế của nước nhà trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục Mầm Non có một vai trò đặc biệt quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho giáo dục các bậc học sau này. Vì vậy chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1, lớp học đầu tiên trong cuộc đời đi học của trẻ đòi hỏi phải công phu để trẻ có được tâm thế vững vàng. Chính vì vậy mà mục đích của giáo dục Mầm Non là nhằm hinh thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam như: Sự khỏe mạnh, nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối, giáo dục cho trẻ giàu lòng yêu thương, biết quan tâm nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi xung quanh, thật thà, lễ phép, hồn nhiên, trẻ biết yêu cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và tạo ra cái đẹp ở xung quanh. Đồng thời mục đích của giáo dục là nhằm phát triển ở trẻ trí thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng cần thiết để bước vào trường phổ thông.
Tuy nhiên từ lúc lọt lòng mẹ đến lúc trưởng thành thì trẻ em phát triển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ này là sự tiếp theo của thời kỳ trước và chuẩn bị cho thời kỳ sau. Trẻ Mầm Non ( 0-6 tuổi ) là thời kỳ đầu tiên của con người phát triển rất đặc biệt với tốc độ phát triển rất nhanh về mọi mặt và là thời kỳ có vị trí quan trọng. Là dặt tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách mai sau. Chính vì vậy mà người lơn đặc biệt là người giáo viên mầm non và cũng chính là người dẫn dắt trẻ ở những bước chập chững đầu đời, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này để từ đó đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp cho tất cả các môn học.
Các môn học ở trường mầm non đều hướng tới mục tiêu giáo dục, đó là phát triển toàn diện nhân cách của trẻ trong đó không thể thiếu môn học làm quen chữ cái.
Thông qua việc cho trẻ làm quen chữ cái, mở rộng cho trẻ những hiểu biết về thế giới xung quanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ cao đẹp góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ, làm giàu vốn từ phát triển khả năng diễn đạt mạch lạc. Làm quen với chữ cái còn góp phần không nhỏ vào việc phát triển thẩm mỹ cho trẻ, giúp trẻ cảm nhận những vẻ đẹp trong việc cho trẻ làm quen chữ cái có ý nghĩa rất lớn với việc giáo dục trẻ thơ. Chính vì vậy là những người giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ chúng ta cần phải biết vận dụng các phương pháp một cách linh hoạt trong giảng dạy bộ môn này. Song để phát huy được tính tích cực của bộ môn này trong tất cả mọi mặt thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái không thể sử dụng qua lời nói, mô phỏng bắt trước, bên cạnh đó phải nói đến đồ dùng dạy học một phương tiện không thể thiếu trong ngành học mầm non nói chung và trong cấc tiết dạy thơ, truyện, làm quen chữ cái nói riêng. Sử dụng đồ dùng trong các tiết dạy chữ cái không những gây hứng thú cho trẻ mà còn giúp trẻ củng cố lại những điều đã học từ đó khắc sâu những ấn tượng nghệ thuật cho trẻ.
Đồ dùng dạy học càng phong phú đa dạng, càng đẹp mắt bao nhiêu thì càng có ý nghĩa bấy nhiêu trong việc giáo dục mọi mặt cho trẻ. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết làm quen chữ cái….đúng hợp lý sáng tạo còn làm tăng sự tập chung chú ý cảm thụ ngôn ngữ của trẻ thông qua giờ học, thông qua những lời nói sâu sắc của cô cùng với đồ dùng đẹp, phong phú đa dạng như: Tranh vẽ, mô hình, những nguyên liệu có sẵn như cành cây, lá…Giúp trẻ thấy ngay trước mắt mình toàn cảnh đẹp sống động và gần gũi. Thông qua những bài thơ câu truyện cùng với những bức tranh đồ dùng trực quan cùng kết hợp nghe những giai điệu ngọt ngào, những lời thơ giàu nhạc tính, giàu tính giáo dục tình cảm gắn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Minh Đức
Dung lượng: 138,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)