SKKN phải học cực hay./.

Chia sẻ bởi Đặng Ngọc Liên | Ngày 10/10/2018 | 79

Chia sẻ tài liệu: SKKN phải học cực hay./. thuộc Đạo đức 5

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Ngô Minh Tri (Hue)
Giáo viên giảng dạy: Lớp Năm

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT MÔN TẬP ĐỌC

I-ĐẶT VẤN ĐỀ:
1-Cơ sở lí luận:
Năm học 2006-2007 là năm học tiếp tục thực hiện chương trình thay sách, đổi mới phương pháp dạy học và phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Là một giáo viên tiểu học, tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp 53. Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, tôi nhận thấy việc giúp học sinh yếu học tốt môn Tập đọc là điều kiện tiên quyết, nhằm rèn kĩ năng đọc, giúp học sinh cảm thụ tốt bài tập đọc, trau dồi kiến thức về Tiếng Việt cho học sinh.
2- Thực tiễn:
Việc xoá dần học sinh yếu môn Tập đọc sẽ giúp học sinh yếu tự tin hơn, học tốt các môn học khác, theo kịp với các bạn trong lớp, xoá bỏ tâm lí là mình thua kém bạn bè, không còn thấy căng thẳng và chán nản trong giờ học.
II- THỰC TRẠNG BAN ĐẦU VÀ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA:
1-Thực trạng ban đầu:
Tôi nhận thấy tất cả học sinh đều có khả năng học tốt môn Tập đọc lớp Năm nhưng do hoàn cảnh của mỗi em mà không ít các em cảm thấy khó khăn trong việc đọc và cảm thụ các bài tập đọc. Trong số các em yếu , một số ít các em do khả năng hạn chế , thiếu tập trung trong giờ học, về nhà không luyện đọc, không tập đọc lại bài đã học và không chuẩn bị bài mới.
Cũng có một số ít học sinh do thiếu căn bản ngay từ các lớp dưới, đọc chậm, đọc chưa trôi chảy đôi lúc đọc còn sai từ dẫn đến các em thấy khó khăn khi học môn Tập đọc .Cứ tiếp tục như thế điều đó được coi như là bản chất của học sinh, gây cho học sinh yếu tâm lí lo lắng trong giờ học, không tự tin và hạn chế các môn học khác.
2- Số liệu điều tra:
Để có sự hiểu biết về khả năng của mỗi học sinh còn yếu môn Tập đọc, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân, tình hình hoàn cảnh của mỗi em. Từ đó tôi xác định được khả năng thực tế của mỗi học sinh học yếu như sau:
-Kim Thị Thanh Ngọc: Đọc chậm, ngắc ngứ, giọng đọc như nói, sử dụng âm à nhiều.
-Nguyễn Ngọc Đức: Đọc chậm, đọc sai từ nhiều.
-Trần Quang Sang: Đọc chậm, đọc sai từ nhiều, đôi lúc còn đánh vần.
-Nguyễn Ngọc Hiếu: Đọc chậm, phát âm một số từ chưa chuẩn do ảnh hưởng theo vùng (Em được chuyển từ vùng Phú Lộc lên)
III- MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN:
1- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
a) Đối với những học sinh phát âm chưa chuẩn, như em Hiếu, việc đầu tiên tôi luyện cho các em phát âm chuẩn khi gặp phải các tiếng có âm khó đọc s, x, tr, ch, nh, gi hay các tiếng có vần khó đọc như: uôi, ui, iêu, ât, ưc, ươi, ưi, ươu, ..
b) Đối với những học sinh đọc chậm, đọc lí nhí, đọc còn đánh vần, đọc chưa biết ngắt nghỉ như:
-Em Ngọc: Tôi thường xuyên luyện cho em đọc từng câu, loại bỏ âm à khi đọc.
-Em Đức và em Sang: Tôi thường xuyên cho em luyện đọc nhiều lần trong một đoạn. Giúp em đọc nhanh, trôi chảy .
c)Biện pháp:
-Phân bài về nhà hằng ngày để các em luyện đọc và phân công các bạn kiểm tra đầu buổi học.
-Bố trí chỗ ngồi thích hợp để các em nghe giáo viên đọc mẫu. Cho học sinh khá giỏi đọc tốt, phát âm chuẩn kèm một em yếu và thường xuyên kiểm tra bài cho bạn vào đầu buổi học.
-Trong các giờ tập đọc, các tiết phụ đạo tôi hướng dẫn dần dần cho các em đọc từng từ, từng cụm từ, đọc từng câu, sau đó từng đoạn. Nếu các em đọc sai tôi chữa ngay và bắt buộc các em đọc lại nhiều lần. Những lần các em đọc đúng tôi đều khuyến khích, biểu dương…Ngoài ra,còn cho các học sinh yếu thi đọc một đoạn ngắn rồi cho cả lớp nhận xét xem ai đọc hay hơn để tạo không khí thi đua giữa các em yếu, tạo cho các em có sự tranh đua và đọc tốt hơn.
-Thường xuyên kiểm tra bài cũ, luyện đọc bài mới.
-Luyện cho các em đọc to, rõ ràng, không dừng lâu để đánh vần.
-Luyện cho học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Ngọc Liên
Dung lượng: 43,00KB| Lượt tài: 6
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)