SKKN một số thủ thuật giúp trẻ hứng thú trong môn văn học lớp lá
Chia sẻ bởi Nguyễn Minh Anh |
Ngày 05/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: SKKN một số thủ thuật giúp trẻ hứng thú trong môn văn học lớp lá thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
I/PHẦN MỘT - PHẦN MỞ ĐẦU
I/ 1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, là sự mở cửa cho trẻ thơ đi những bước chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị nghệ thuật phong phú, chứa đựng trong tác phẩm văn học. Là sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thủa ấu thơ, là hành trang cho trẻ trên suốt đường đời, bởi lẽ những hình ảnh được lưu giữ trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ đối với trẻ thơ. Vì thế văn học không chỉ góp phần làm giàu tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến với trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có sự lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của mình. Qua đây nhằm từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ về những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu nhạc điệu, những cung bậc cảm xúc trong những câu chuyện, bài thơ. Ở lứa tuổi mầm non trẻ đang học làm người. Vì thế, cần cho trẻ nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của con người. Giúp trẻ hiểu được các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù đạo đức như: “Ngoan - hư, tốt - xấu, thiện - ác” quả là một việc làm khó khăn.
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, nhưng việc làm thế nào để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực thì đây quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Cùng với sự thay đổi liên tục của bậc học mầm non đây cũng chính là điều kiện tốt giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực để thu hút trẻ vào hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú, không gò bó. Xuất phát từ thực tế trên tôi nhận thấy văn học có ý nghĩa vô cùng lớn trong công tác giáo dục trẻ mầm non. Đây cũng chính là mục tiêu luôn thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”
II/ 2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài:
Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về đạo đức, thẩm mỹ, ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non giáo dục đạo đức cần được gắn chặt với giáo dục thẩm mỹ, cần giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội đồng thời phải giáo dục trẻ biết làm theo tấm gương tốt, biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn học nghệ thuật. Bởi vì, sáng tạo thẩm mỹ trở thành mục tiêu bản chất của văn học nghệ thuật. “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lý” (Biêlinski). Vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là điều kiện tốt để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Theo nhà văn V. G.Biêlinski gọi tình cảm thẩm mỹ là cội nguồn của mọi cái đẹp, mọi cái vĩ đại. Những hình tượng tươi sáng của tác phẩm văn học, những bức tranh sinh động giàu nhạc điệu, giàu chất thơ, những từ ngữ sinh động biểu cảm trẻ thơ đều rất thích. Trẻ cảm nhận được cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật, ghi nhớ dễ dàng, nhanh chóng những câu chuyện, bài thơ... Từ đó, trẻ có khả năng hiểu, khả năng nghe và sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để thể hiện nhận thức, tình cảm của mình trước cuộc sống. Bên cạnh đó, qua tác phẩm văn học, trẻ còn cảm nhận được cái đẹp trong mối quan hệ giữ người với người. Đó là tình cảm giữa những người thân ruột thịt, tình cảm giữ bạn
I/ 1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một hoạt động không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất là trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về cuộc sống xung quanh, là sự mở cửa cho trẻ thơ đi những bước chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị nghệ thuật phong phú, chứa đựng trong tác phẩm văn học. Là sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người ngay từ thủa ấu thơ, là hành trang cho trẻ trên suốt đường đời, bởi lẽ những hình ảnh được lưu giữ trong thời niên thiếu thường rất khó phai mờ đối với trẻ thơ. Vì thế văn học không chỉ góp phần làm giàu tâm hồn, nâng cao năng lực cảm thụ cái đẹp, mà còn giúp cho trẻ phát triển trí tuệ, mở rộng sự hiểu biết và hướng tới một lối sống giàu lòng nhân ái. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến với trẻ là một việc làm rất quan trọng và cần thiết. Trẻ được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ dơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ - tình cảm xã hội. Tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có sự lựa chọn những tác phẩm hay phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của mình. Qua đây nhằm từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ về những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu nhạc điệu, những cung bậc cảm xúc trong những câu chuyện, bài thơ. Ở lứa tuổi mầm non trẻ đang học làm người. Vì thế, cần cho trẻ nhận thức được các chuẩn mực đạo đức của con người. Giúp trẻ hiểu được các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù đạo đức như: “Ngoan - hư, tốt - xấu, thiện - ác” quả là một việc làm khó khăn.
Việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ, nhưng việc làm thế nào để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực thì đây quả là một vấn đề hết sức khó khăn. Cùng với sự thay đổi liên tục của bậc học mầm non đây cũng chính là điều kiện tốt giúp giáo viên lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực để thu hút trẻ vào hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú, không gò bó. Xuất phát từ thực tế trên tôi nhận thấy văn học có ý nghĩa vô cùng lớn trong công tác giáo dục trẻ mầm non. Đây cũng chính là mục tiêu luôn thôi thúc tôi lựa chọn đề tài “Một số thủ thuật giúp trẻ 5 – 6 tuổi hứng thú trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học”
II/ 2. Mục tiêu, nhiệm vụ chọn đề tài:
Hoạt động làm quen với tác phẩm văn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về đạo đức, thẩm mỹ, ngôn ngữ. Đối với trẻ mầm non giáo dục đạo đức cần được gắn chặt với giáo dục thẩm mỹ, cần giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội đồng thời phải giáo dục trẻ biết làm theo tấm gương tốt, biết tôn trọng giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
Chức năng thẩm mỹ là chức năng quan trọng của văn học nghệ thuật. Bởi vì, sáng tạo thẩm mỹ trở thành mục tiêu bản chất của văn học nghệ thuật. “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật. Đó là một định lý” (Biêlinski). Vì vậy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là điều kiện tốt để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ. Theo nhà văn V. G.Biêlinski gọi tình cảm thẩm mỹ là cội nguồn của mọi cái đẹp, mọi cái vĩ đại. Những hình tượng tươi sáng của tác phẩm văn học, những bức tranh sinh động giàu nhạc điệu, giàu chất thơ, những từ ngữ sinh động biểu cảm trẻ thơ đều rất thích. Trẻ cảm nhận được cái đẹp của ngôn ngữ nghệ thuật, ghi nhớ dễ dàng, nhanh chóng những câu chuyện, bài thơ... Từ đó, trẻ có khả năng hiểu, khả năng nghe và sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để thể hiện nhận thức, tình cảm của mình trước cuộc sống. Bên cạnh đó, qua tác phẩm văn học, trẻ còn cảm nhận được cái đẹp trong mối quan hệ giữ người với người. Đó là tình cảm giữa những người thân ruột thịt, tình cảm giữ bạn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Minh Anh
Dung lượng: 210,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)