SKKN-MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Vượng |
Ngày 05/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: SKKN-MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN TRƯỜNG MẦM NON NGÔ QUYỀN
*****************
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI
Người thực hiện : Nguyễn Thị Vượng
Lớp : 5 tuổi A
Đơn vị : Trường mầm non Ngô Quyền – TP Vĩnh Yên
NĂM HỌC 2012
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề trang 3
II. Cơ sở lý luận trang 4
III. Giải quyết vấn đề trang 5-19
IV. Kết quả thực hiện trang 20
V. Bài học kinh nghiệm trang 20
VI. Kết luận trang 21
VII. Kiến nghị trang 23
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Một nhà soạn nhạc người Đức- Robert Schumann đã từng phát ngôn rằng “Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm trong trái tim mỗi con người”. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái tim mỗi con người ngay từ khi ta còn nằm trong nôi qua tiếng à ơi… của bà, của mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vô hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc, âm nhạc với trẻ thơ giường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm hồn trẻ thơ luôn luôn trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên việc tiếp xúc với âm nhạc là không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở nơi đây âm nhạc được coi như là một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách tâm hòn trẻ thơ.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng rất yêu thích. Âm nhạc là nguồn hứng thú để trẻ cảm thụ nghệ thuật và bộ môn này còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Như hoạt động “Phát triển ngôn ngữ” hay “Hoạt động Khám phá khoa học”…
Có thể coi âm nhạc là một bộ phân không thể tách rời trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: ca hát, vận động theo nhạc, múa, nghe hát, vỗ tay theo lời ca, trò chơi âm nhạc…Đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, là lứa tuổi sắp bước sang một cấp học mới là cấp Tiểu học, tôi nhận thấy bộ môn âm nhạc với các bé là vô cùng quan trọng, âm nhạc giúp các em trưởng thành hơn về cả tâm hồn và thể chất.
Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc với việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, tôi đã nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thì trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ.
Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ, giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgich, có hiệu quả.
Bởi vậy, muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có trò chơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội ngày lễ chúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là :
Phương pháp trực quan thích giác: là phương pháp đặc thù của
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Vượng
Dung lượng: 546,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)