SKKN môn Toán
Chia sẻ bởi Đào Nguyên Giáp |
Ngày 14/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: SKKN môn Toán thuộc Đại số 9
Nội dung tài liệu:
A. Đặt vấn đề
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực của đất nước thì ngành giáo dục đã và đang giữ vai trò hết sức quan trọng, đồng thời để phát huy vai trò giáo dục trong sự nghiệp phát triển xã hội,với tư cách là nhân tố quyết định trực tiếp,cung cấp nguồn nhân lực cho nền giáo dục nước nhà nói chung và ngành giáo dục phổ thông nói riêng.Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy và tìm hiểu thực tiễn tại trường THCS cho thấy những vấn đề bất cập, đó là còn nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức cơ bản của phân môn hình học,chất lượng bộ môn vẫn còn thấp,các bài kiểm tra,bài thi còn chưa đạt yêu cầu.Bằng thực tiễn trong giảng dạy và tìm hiểu đã có những ý kiến như: mô hình khó tiếp thu,lượng kiến thức trong giờ học còn nhiều mà lại khô khan,không hấp dẫn,nhưng tiết học cần hỗ trợ thì không có trong PPCT…Là giáo viên trực tiếp đứng lớp và giảng dạy nên tôi có những bức xúc: Là làm thế nào để nâng cao chất lượng bộ môn? Làm thế nào để học sinh hứng thú,say mê trong khi học? có biện pháp gì để học sinh chịu khó tìm tòi,sáng tạo,vận dụng những gì đã học vào thực tiễn?...với mong muốn tìm ra những đáp án đó, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài này.
B. Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận.
1. Thuận lợi:
- Trong trường THCS môn toán nói chung và phân môn hình học nói riêng là những môn khoa học gắn liền với thực tiễn.Trong soạn giảng,giáo viên có thể tìm được rất nhiều hình ảnh,những ví dụ,những ứng dụng thực tế.
- Đa số giáo viên học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp đi trước,phương pháp giảng dạy,sách giáo khoa cải cách theo hướng tích cực.
- Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, đồng nghiệp luôn quan tâm giúp đỡ,tạo điều kiện cho công tác tìm hiểu,xây dựng,thử nghiệm các biện pháp.
2. Khó khăn:
- Trong trường THCS môn toán được coi là môn khoa học luôn được chú trọng nhất và cũng là môn có nhiều khái niệm trừu tượng. Đặc biệt phải khẳng định là phân môn hình học có nhiều khái niệm trừu tượng nhất,bởi khi thực hiện các bài làm đối với hình vẽ lại phải “ mở rộng” các yếu tố như: vẽ thêm đường phụ để chứng minh, điểm, đường thẳng hay suy luận…kiến thức trong bài tập phong phú rất nhiều so với nội dung lý thuyết mới học.Bên cạnh đó yêu cầu bài tập lại cao phải suy diễn chặt chẽ lôgic.
- Còn trong phân môn đại số các dạng bài tập thường có cách làm rất rõ ràng,chẳng hạn như: khi nhân hai luỹ thừa cùng cơ số,tìm ước chung lớn nhất,tìm bội chung nhỏ nhất(Lớp 6) hay khi giải phương trình bậc hai ax2 + bx + c = 0 ( lớp 9) thì sách đưa ra các bước giải rất cụ thể,còn với phân môn hình học thì lý thuyết ít,lại trừu tượng, ít đưa ra các hướng đi nên học sinh rất khó để có thể định hướng cách làm.
- Hơn nữa sự chênh lệch giữa kiến thức và lượng bài tập với thời gian luyện tập cho học sinh lại quá lớn. Do đó,rất khó khăn trong việc chọn bài cho học sinh làm ở nhà,chọn bài để hướng dẫn trên lớp sao cho đầy đủ kiến thức cơ bản và sách yêu cầu.
Chẳng hạn:
Lớp 6: Bài đoạn thẳng có 7 bài tập hay bài vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài có 7 bài tập mà không có tiết luyện tập và cả trong phần ôn tập học kì I chỉ có một tiết ôn tập theo PPCT.
Lớp 9: Bài vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn cũng không có tiết luyện tập theo PPCT.
- Từ những khó khăn về việc khi học sinh làm quen cần có những tiết luyện tập để củng cố mà không có để củng cố đã tạo nên thái độ miễn cưỡng,chán nản của các em.Từ đó,nhiều em không nắm được kiến thức cơ bản,làm bài tập về nhà chỉ để đối phó,lúng túng trong việc chọn và sử dụng dụng cụ để vẽ hình,không biết vẽ hình bắt đầu từ đâu…Điều này cho thấy mỗi giáo viên phải bỏ nhiều công sức để nghiên cứu, chọn lọc cho mình cách soạn giảng tốt nhất để tạo hứng thú cho học sinh trong bài giảng.
II. Biện pháp.
Trên cơ sở lí luận đó,tôi nghĩ giáo viên cần phải xây dựng được cho học sinh một sự hứng thú,kích thích tính tò mò,tự giác tìm hiểu về
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đào Nguyên Giáp
Dung lượng: 95,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)