SKKN MON TOAN

Chia sẻ bởi Hoàng Quốc Huy | Ngày 13/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: SKKN MON TOAN thuộc Đại số 9

Nội dung tài liệu:



PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1/ Lý do chọn đề tài:
Trước sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức khoa học, công nghệ thông tin như hiện nay, một xã hội thông tin đang hình thành và phát triển trong thời kỳ đổi mới như nước ta đã và đang đặt nền giáo dục và đào tạo trước những thời cơ, thách thức mới. Để hòa nhập tiến độ phát triển đó thì giáo dục và đào tạo luôn đảm nhận vai trò hết sức quan trọng trong việc “đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” mà Đảng, Nhà nước đã đề ra, đó là “đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội”.
Những năm gần đây, cùng với việc thay bộ sách giáo khoa mới và việc sử dụng phương pháp tích cực nhằm phát huy trí lực học sinh một cách chủ động, sáng tạo, thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung…, do đó đòi hỏi mỗi thầy cô giáo cần phải ngày càng tự hoàn thiện mình để phù hợp với nhu cầu đổi mới.
Nhằm đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh, con đường duy nhất là nâng cao chất lượng học tập của học sinh ngay từ nhà trường phổ thông. Là giáo viên ai cũng mong muốn học sinh của mình tiến bộ, lĩnh hội kiến thức dễ dàng, phát huy tư duy sáng tạo, rèn tính tự học, thì môn toán là môn học đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đó.
Việc học toán không phải chỉ là học như SGK, không chỉ làm những bài tập do Thầy, Cô ra mà phải nghiên cứu đào sâu suy nghĩ, tìm tòi vấn đề, tổng quát hoá vấn đề và rút ra được những điều gì bổ ích. Dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử là một dạng toán rất quan trọng của môn đại số 8 đáp ứng yêu cầu này, là nền tảng, làm cơ sở để học sinh học tiếp các chương sau này, nhất là khi học về rút gọn phân thức đại số, quy đồng mẫu thức nhiều phân thức và việc giải phương trình, … Tuy nhiên, vì lý do sư phạm và khả năng nhận thức của học sinh đại trà mà chương trình chỉ đề cập đến bốn phương pháp cơ bản của quá trình phân tích đa thức thành nhân tử thông qua các ví dụ cụ thể, việc phân tích đó là không quá phức tạp và không quá ba nhân tử.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để học sinh giải bài toán phân tích đa thức thành nhân tử một cách chính xác, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Để thực hiện tốt điều này, đòi hỏi giáo viên cần xây dựng cho học sinh những kĩ năng như quan sát, nhận xét, đánh giá bài toán, đặc biệt là kĩ năng giải toán, kĩ năng vận dụng bài toán, tuỳ theo từng đối tượng học sinh, mà ta xây dựng cách giải cho phù hợp trên cơ sở các phương pháp đã học và các cách giải khác, để giúp học sinh học tập tốt bộ môn.
Xuất phát từ những lý do trên, cùng với những đòi hỏi của xã hội, chất lượng dạy và học ngày càng phải được nâng cao, và bằng những kinh nghiệm dạy và học toán, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Dạy học các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ” với hy vọng đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình về việc dạy học theo phương pháp mới, giúp học sinh không bỡ ngỡ khi gặp các dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử, giúp học sinh học tốt hơn, hứng thú hơn với bộ môn toán nói chung và các bài toán về phân tích đa thức thành nhân tử nói riêng.
2/ Mục đích nghiên cứu:
Góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở bậc Trung học cơ sở.
Trang bị cho học sinh lớp 8 một cách có hệ thống các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, nhằm giúp cho học sinh có khả năng vận dụng tốt dạng toán này.
Học sinh có khả năng phân tích thành thạo một đa thức thành nhân tử
Phát huy khả năng suy luận, phán đoán và tính linh hoạt của học sinh
Thấy được vai trò của việc phân tích đa thức thành nhân tử trong giải toán từ đó giáo dục ý thức tự học và tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập của học sinh.
Rèn luyện cho học sinh tính tư duy, tính độc lập, tính sáng tạo và linh hoạt, tự mình tìm ra kiến thức mới, không những tìm ra phương pháp làm toán ở dạng cơ bản, các phương pháp thông thường mà còn phải dùng một số phương pháp khó hơn.
Rèn luyện cho học sinh với khả năng sáng tạo, ham thích học bộ môn toán và giải được các dạng bài tập mà cần phải thông qua phân tích đa thức thành nhân tử , nâng cao chất lượng học tập,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Quốc Huy
Dung lượng: 1,98MB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)