SKKN môn kể truyện

Chia sẻ bởi Lê Văn Hanh | Ngày 06/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: SKKN môn kể truyện thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Phần I:
Lý do chọn đề tài.

I. Vị trí, vai trò và tầm quan trọng của bộ môn Văn học đối với trẻ mầm non.
Ngành học mầm non là ngành học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong cả quãng thời gian dài để giáo dục một con người phát triển toàn diện về nhân cách, nó là cơ sở, là nền móng học các cấp học tiếp theo. Vì vậy, ngay từ bé chúng ta phải giáo dục trẻ về mọi mặt để cái nền móng ấy thực sự vững chắc.
Trường mầm non giáo dục trẻ thông qua nhiều hoạt động, nhiều môn học, mỗi hoạt động, một môn học đều góp phần giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Trong đó, bộ môn Văn học là một trong những môn học không thể thiếu được và vô cùng quan trọng đối với trẻ mẫu giáo. Làm thế nào để cho trẻ làm quen với văn học (mà cụ thể là truyện) đạt hiệu quả cao? Đây là dấu chấm hỏi để cho những người làm công tác giáo dục phải suy nghĩ và tự tìm tòi ra những phương pháp và biện pháp giáo dục phù hợp. Bởi vì trẻ lứa tuổi mầm non do phạm vi tiếp xúc của trẻ về thế giới xung quanh còn hạn chế, vốn ngôn ngữ còn ít, vì thế thông qua các câu chuyện góp phần mở rộng hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh.
Thế giới xung quanh là một thế giới mới lạ và đầy hấp dẫn đối với trẻ. Từ khi cất tiếng khóc chào đời là trẻ bắt đầu được tiếp xúc với thế giới xung quanh, trẻ bắt đầu khám phá đầu theo sự phát triển của trẻ. Bằng ngôn ngữ văn học, bằng các thủ pháp nghệ thuật ... các câu chuyện đã phản ánh những sự vật hiện tượng theo lối riêng của mình. Trẻ làm sao có thể ngược dòng thời gian quay về với tổ tiên ta trong quá khứ? Vậy mà qua các câu chuyện thần thoại, cổ tích ta có thể cho trẻ biết được ông cha ta đã sống ra sao? đã chống thiên nhiên, chống ngoại xâm anh dũng như thế nào?...
Ai cũng biết trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo ham hiểu biết, thích khám phá những điều mới lạ. Trẻ thường hay đặt ra các câu hỏi vì sao? Thế nào?
VD: Mẹ ơi ông Gióng ăn bao nhiêu cơm hả mẹ? Trẻ hỏi để phát triển tư duy, nhưng để trả lời hết những câu hỏi của trẻ thì không phải dễ. Rất nhiều câu chuyện đã giúp chúng ta giải đáp thắc mắc cho trẻ.
Ông cha ta đã có câu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì vậy mà ngay từ lứa tuổi mầm non chúng ta cần phải cho trẻ nhận thức được các vấn đề về đạo đức của con người, từ đó xây dựng ở trẻ tình cảm đạo đức, hành vi đạo đức cần thiết. Có thể khẳng định rằng văn học là một phương tiện có tác dụng to lớn trong số những phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ.
Thông qua các nhân vật (đặc biệt là hành động của nhân vật) trong các tác phẩm, trẻ nhận thức được các khái niệm đạo đức, trẻ bộc lộ tình cảm đạo đức đúng mức đối với nhân vật và lấy đó làm bài tập cho việc cư xử của mình (hành vi đạo đức). Các nhà văn đã mượn các nhân vật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Văn Hanh
Dung lượng: 58,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)