SKKN MÁI NHÀ XANH
Chia sẻ bởi Cấn Thu Hương |
Ngày 05/10/2018 |
51
Chia sẻ tài liệu: SKKN MÁI NHÀ XANH thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN 12
TRƯỜNG MẦM NON HỒNG YẾN
( ( (
A – PHẦN GIỚI THIỆU
VẬN DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
VỀ VIỆC THỰC HIỆN “MÁI NHÀ XANH” GIÚP TRẺ LÀM QUEN VỚI TRƯỜNG LỚP MỚI, GIẢM SỐC KHI LẦN ĐẦU TIÊN ĐI HỌC
Người thực hiện: Cấn Thu Hương
Thời gian thực hiện: Từ tháng 09/2010 ( 05/2011
Thời gian áp dụng: Tháng 09/2010
Tại trường Mầm Non Hồng Yến
Người thực hiện: Cấn Thu Hương
XÁC NHẬN GIÁ TRỊ CỦA THỦ TRƯỞNG
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT CỦA CẤP TRÊN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................................
…………………………………………………………………………………............
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
B – NỘI DUNG
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
1/Xuất phát điểm:
Lần đầu tiên tại Việt Nam, từ tháng 10 - 12.2006, Sở GD-ĐT TP.HCM lần lượt đưa vào thí điểm mô hình Nhà xanh. Đây là sáng kiến của một bác sĩ tâm lý người Pháp đang được phát triển mạnh ở các nước Châu Âu... với mục đích làm giảm bớt những bất ổn tâm lý trong lần đầu xa gia đình, xa mẹ đến trường học, đặc biệt đối với lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Ở Việt Nam, xuất phát từ truyền thống nên trẻ thường xuyên được bế, ẵm, gần gũi với mẹ nhiều nên khi đến tuổi đi học nhà trẻ tiếp xúc với nhiều người xa lạ từ sáng đến chiều dễ trở thành cực hình đối với trẻ. Nhiều trẻ có phản ứng sau khi đi học về như: bỏ ăn, bỏ bú, không ngủ, kêu khóc hoặc nín lặng dẫn đến uất ức, quá sợ hãi dẫn đến sốc tâm lý rất nguy hiểm.
Nhà xanh là nơi để trẻ cùng chơi với mẹ trong thời gian nhất định, tập cho trẻ dần tách ra khỏi mối quan hệ này, tăng cường giao tiếp cùng bạn bè xung quanh, tập dần tính độc lập bước đầu trong giao tiếp xã hội. Khi mẹ chơi với bé hoặc các bé chơi với nhau ở Nhà xanh dần dần trẻ sẽ quen với môi trường mới điều đó giúp trẻ bớt cảm giác sợ hãi khi bắt đầu đi học.
2/Lý do chọn đề tài:
Một trong những công tác đổi mới quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường Mầm non nói chung, chúng ta không thể không nói đến việc tổ chức tốt “Mái nhà xanh” sẽ giúp cho các trẻ mầm non lần đầu đi học giảm “Sốc” chuẩn bị tốt tâm lý cho trẻ thích ứng và làm quen với trường lớp, đây là một công tác rất quan trọng đòi hỏi Hiệu trưởng và Giáo viên mầm non phải cần quan tâm, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ tại nhà trường.
Nhà xanh được đầu tư rất đơn giản, không đặt nặng đồ chơi mà chú trọng chỗ chơi, nơi thực hiện giao tiếp. Trường MN Hồng Yến đã tận dụng góc cầu thang để xây dựng mái nhà xanh để trẻ được làm quen trước khi đi học tại trường.
3/Tầm quan trọng:
Vai trò của nhà trường mầm non là giúp trẻ phát triển các mối liên hệ tâm lý, việc làm này còn quan trọng hơn là đối với sự phát triển kiến thức cho trẻ. “Trẻ em không thể tồn tại một mình”, ở mỗi trẻ sinh ra đều có một nền tảng sinh học khác nhau, một tâm lý khác nhau, dẫn đến mỗi trẻ có một ứng xử khác nhau, những tác động xung quanh của môi trường sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, nên trẻ cần có môi trường an toàn, cảm giác an toàn “bên trong” thì trẻ mới khám phá thế giới tốt được, do vậy chăm sóc giáo dục trẻ phải đáp ứng nhu cầu an toàn của trẻ, đây là yếu tố đầu tiên mà người làm công tác quản lý giáo dục, những giáo viên Mầm non cần phải xác định và phải có kế hoạch tổ chức cho tốt ngay từ khi bước vào đầu năm học. Vậy làm thế nào để tạo cho trẻ có một môi trường an toàn, một cảm giác an toàn về tâm lý để trẻ giảm “Sốc” khi lần đầu đến trường?
4/Phạm vi áp dụng:
Trường mầm non Hồng Yến.
II- NỘI DUNG CHÍNH:
1/Diễn biến tình huống:
Những ngày đầu đến trường là nỗi ám ảnh đối với trẻ. Trẻ không có cảm giác an toàn khi xung quanh là những người chưa từng quen biết. Biểu hiện rõ nhất là trẻ cố vùng vẫy để thoát ra vòng tay của cô, trẻ gào khóc thật to để mong ba mẹ nghe, đến giải thoát cho trẻ khỏi sự “giam hãm” của cô. Cũng có những trẻ ngày đầu đi học bình thường, vui vẻ tưởng chừng như đã thích nghi nhưng đây là những trẻ khó dỗ dành nhất. Sau vài tiếng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Cấn Thu Hương
Dung lượng: 8,45MB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)