SKKN: KhaithacmotbaiHH8

Chia sẻ bởi Phùng Quang Thanh | Ngày 13/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: SKKN: KhaithacmotbaiHH8 thuộc Hình học 8

Nội dung tài liệu:

A. Những vấn đề chung

I. Đặt vấn đề:
Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo theo định hướng lấy học sinh làm trung tâm đã được những người làm công tác giáo dục ở nước ta đặt ra từ lâu. Thực hiện được điều này cho phép ngành giáo dục đào tạo nên thế hệ những con người có khả năng tư duy sáng tạo và có khả năng thích ứng cao với sự phát triển đang diễn ra từng ngày. Thực hiện được điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã giải quyết được vấn đề quan trọng hàng đầu trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước, đó là yếu tố con người.
Trong quá trình giảng dạy, bồi dưỡng việc khai thác bài toán rất quan trọng, nó không chỉ cho học sinh nắm bắt kĩ kiến thức của một dạng toán mà cơ bản hơn nó nâng cao tính khái quát hoá, đặc biệt hoá một bài toán để từ đó phát triển tư duy, nâng cao tính sáng tạo cho các em học sinh. Hơn nữa, việc liên kết các bài toán khác nhau, tìm mối liên hệ chung giữa chúng sẽ giúp cho học sinh có hứng thú khoa học hơn khi học toán.
Một trong những điều kiện có thể phát triển tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo của học sinh là phát hiện và giải quyết vấn đề mới từ vấn đề quen thuộc. Trước yêu cầu đó, tôi xin trình bày đề tài “ Khai thác từ một bài toán” nhằm phát triển tư duy tích cực - độc lập - sáng tạo của học sinh khá giỏi ở khối lớp 8 và khối lớp 9.

II. Cơ sở lí luận và thực tiễn:
1. Cơ sở lí luận:
- Đặc điểm của lứa tuổi THCS là muốn vươn lên làm người lớn, muốn tự mình khám phá, tìm hiểu trong quá trình nhận thức. Các em có khả năng điều chỉnh hoạt đọng học tập, sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập khác nhau nhưng cần phải có sự hường dẫn, điều hành một cách khoa học và nghệ thuật của thầy cô giáo. Hình thành và phát triển tư duy tích cực, độc lập sáng tạo cho học sinh là một quá trình lâu dài.
- Tư duy tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh được thể hiện một số mặt sau:
+ Biết tìm ra phương pháp nghiên cứu giải quyết vấn đề, khắc phục các tư tưởng rập khuôn, máy móc.
+ Có kĩ năng phát hiện những kiến thức liên quan với nhau, nhìn nhận một vấn đề ở nhiều khía cạnh.
+ Phải có óc hoài nghi, luôn đặt ra các câu hỏi tại sao? Do đâu? Như thế nào? Liệu có trường hợp nào nữa không? Các trường hợp khác thì kết luận trên có đúng nữa không?
+ Tính độc lập còn thể hiện ở chổ biết nhìn nhận vấn đề và giải quyết vấn đề.
+ Có khả năng khai thác một vấn đề mới từ những vấn đề đã biết.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy:
- Học sinh yếu toán là do kiến thức còn hổng, lại lười học, lười suy nghĩ, l
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Quang Thanh
Dung lượng: 64,82KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)