SKKN - Hàm số -9

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Anh | Ngày 13/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: SKKN - Hàm số -9 thuộc Đại số 9

Nội dung tài liệu:


PHẦN I: LÝ LỊCH

Họ và tên: Nguyễn Thế Anh.
Sinh ngày: 04-12-1981
Chức vụ: Giáo viên
Chuyên ngành: Toán - Lí
Đơn vị công tác: Trường THCS Hạ Lễ
Năm học : 2014-2015
Đề tài: “MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ HÀM SỐ- TOÁN LỚP 9 THCS”
******************


PHẦN II
MỞ ĐẦU

Lí do chọn đề tài.
-Hàm số bậc nhất y= ax+b một ẩn và hàm số bậc hai  một ẩn là một phần kiến thức toán trong môn đại số 9 tuy nhiên nó mang nhiều ý nghĩa hình học , vì thế gây trở ngại cho học sinh nhiều vấn đề đơn giản nhưng học sinh không hình tượng ra được gây khó khăn trong quá trình tiếp thu kiến thức mới.
-Là người trực tiếp giảng dạy toán trong trường THCS, trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là dạy học sinh giỏi, tôi luôn luôn trăm trở, tìm tòi, học hỏi và chọn lọc những phương pháp hợp lý nhất để để dẫn dắt, hình thành cho học sinh một cách suy nghĩ mới làm quen với dạng toán này để dần dần các em có được một số phương pháp giải cơ bản nhất. Trong khuôn khổ nhỏ hẹp này tôi xin nêu ra "Một số bài toán về hàm số ở bậc THCS-toán 9".
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
1. Mục đích :
- Củng cố các kiến thức cơ bản về hàm số y= ax+b và hàm số bậc hai  . Tổng hợp các bài toán cơ bản của hàm số.
- Giúp học sinh có cái nhìn tổng quan về hàm số bậc nhất, bổ xung thêm nhưng vấn đề mới mà các em chưa biết, làm sáng tỏ những gì các em chưa rõ.
2. Nhiệm vụ :
- Đề tài này đưa ra một số dạng toán cơ bản về hàm số và phương pháp giải của nó , yêu cầu giáo viên thực hiện truyền đạt cho học sinh các phương pháp đó để học sinh có thể vận dụng vào giải toán hàm số một các đơn giản, rèn kĩ năng cho học sinh cũng như kích thích sự tò mò , sáng tạo của học sinh.
III. Phạm vi:
-Giới hạn đề tài:Trong chuyên đề chúng tôi chỉ đưa ra một số dạng toán cơ bản và hướng dẫn học sinh giải,định hướng cho học sinh phương pháp giải một số bài toán mà các em còn lúng túng trong việc tìm lời giải.
-Đối tượng: Việc dạy và học toán (Thày và trò - lớp 9) trường THCS Hạ Lễ .

IV. Ý nghĩa thực tiễn:
-Chuyên đề này chúng tôi đã phân loại một số dạng toán cho từng đối tượng học sinh(Khá,Trung bình,yếu) chỉ ra các phương pháp giải.
-Chuyên đề này dễ áp dụng cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học ở trường THCS.

V. Phương pháp :
-Phương pháp nghiên cứu thực tiễn lý thuyết.
-phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
-Phương pháp thực nghiệm sư phạm.

PHẦN III
NỘI DUNG
I.HÀM SỐ BẬC NHẤT y = ax + b (a 0)

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Dạng 1. Định nghĩa hàm số bậc nhất:
Hàm số bậc nhất là hàm số cho bởi công thức:
y = ax + b
trong đó a và b là các số thực xác định và a 0
Bài 1: Cho hàm số : a. y =  b. y = 
Với những giá trị nào của m thì các hàm số trên là bậc nhất?
Giải :
y =  là hàm số bậc nhất khi :
  3m-5>0  m>3/5
y =  là hàm số bậc nhất khi :m-30 m3
Bài 2: Cho hàm số : y = (m2 + 3m + 2).x2 + (m2 – 4m + 3n2).x + 5
Với giá trị nào của m và n thì hàm số đã cho là bậc nhất
Giải :
Hàm số đã cho là bậc nhất:
 
Dạng 2. Tính chất hàm số bậc nhất:
a. Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi x thuộc R
b. Trên tập số thực R, hàm số y = ax + b đồng biến khi a > 0
và nghịch biến khi a < 0
Bài 1:
Cho hàm số bậc nhất y = (2m – 3)x + 5
a. Tìm giá trị của m để hàm số đồng biến
b. Tìm giá trị của m để hàm số nghịch biến
Giải :
a. hàm số y = (2m – 3)x + 5 đồng biến khi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Anh
Dung lượng: 743,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)