SKKN giao duc am nhac
Chia sẻ bởi Ngô Thi Hồng Thanh |
Ngày 05/10/2018 |
53
Chia sẻ tài liệu: SKKN giao duc am nhac thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA TRẺ TRONG HOẠT ĐỘNG ÂM NHẠC
Người viết : NGÔ THỊ BÉ TƯ
Đơn vị : Trường MẦM NON PHÚ MỸ
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Hoạt động âm nhạc ở trường mầm non được thực hiện thông qua các dạng hoạt động các hát, nghe hát, vận động theo nhạc và trò chơi âm nhạc. Là một hoạt động nghệ thuật gần gũi trẻ, là hoạt động được trẻ mầm non rất yêu thích. Đây là loại hình được xem như phương tiện để thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ một cách hiệu quả ở trường mầm non, là môn học giúp trẻ phát triển toàn diện nhất. Thông qua nội dung ca khúc có tác dụng giáo dục tình cảm đạo đức, giúp trẻ nhận biết về tình yêu người, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ca ngợi những hành vi đẹp, phê phán những thói hư tật xấu. trẻ được hát giai điệu âm nhạc trầm bổng với lời ca đẹp, được biểu diễn, vận động, nhảy múa theo nhịp điệu âm nhạc. những hình thức sinh động đó giúp trẻ cảm nhận nghệ thuật và có tác dụng giáo dục thẩm mĩ, Ngoài ra khi vân động theo nhạc trẻ sẽ linh hoạt, mạnh dạn, thông minh qua việc sáng tạo các động tác minh họa kết họp khi hát thúc đẩy sự vận động của cơ thể, sự nhanh nhẹn khéo léo, bền bỉ và dẻo dai qua các động tác. Ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ, đối thoại và biểu diễn tác phẩm âm nhạc, dẫn dắt trẻ những hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. đồng thời Âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, lắng nghe và kỹ năng bày tỏ cảm giác qua từ ngữ và hành động.
Trong những năm học vừa qua, mặc dù ngành học đã đưa ra những nội dung đổi mới hình thức hoạt động âm nhạc dạy cho trẻ mầm non, nhưng thực tế hoạt động âm nhạc chỉ đơn thuần là cho trẻ tập hát và biểu diễn các bài hát nhầm tạo không khí văn nghệ để gây hứng thú, âm nhạc chỉ diễn ra một cách gặp khuôn, máy móc không thoải mái, trẻ chưa được sáng tạo cùng cô để tạo ra các vận động thống nhất để cùng thực hiện, đồ dùng nhạc cụ còn hạn chế vẫn chưa thu được sự hứng thú ở trẻ, trẻ tham gia hát và vận động không do sự thích thú mà do cô bảo hát, trẻ chưa biết thể hiện các vận động phù hợp với bài hát, lựa chọn bài hát phú hợp với trò chơi, chưa cảm nhận được giai điệu của bài hát khi nghe, chính vì thế mà trẻ chưa tích cực hứng thú trong ca hát. Nhưng với chương trình giáo dục hiện nay hoạt động âm nhạc hầu như được tích hợp trong các môn học khác, nếu trẻ không tích cực hứng thú trong hoạt động âm nhạc thì sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động khác, làm chậm quá trình phát triển toàn diện ở trẻ. Xuất phát từ những nhận định trên, tôi đã nghiên cứu tìm ra giải pháp để “ Phát huy tính tích cực của trẻ ở hoạt động âm nhạc”.
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG:
Đầu năm học tôi thu được 36 cháu, nhưng đa số cháu chưa qua các lớp mẫu giáo bé, nhỡ nên khả năng âm nhạc của trẻ không đồng đều, các cháu chưa được đi học nên khó khăn trong việc rèn nền nếp học tâp cho trẻ, thời gian cho trẻ hoạt động còn hạn chế ( dạy một buổi) nên trẻ ít có cơ hội được rèn luyện, sự tiếp xúc với phụ huynh cũng có nhiều khó khăn, ít có thời gian trao đổi với từng phụ huynh về đặc điểm riêng, nhưng mặt mạnh yếu của con em, bên cạnh đo trình độ ca hát của giáo viên còn một số bài hát còn hạn chế.
Từ thực tế trên dầu năm học này thông qua giờ âm nhạc tôi đã khảo sát học sinh lớp tôi, qua kiểm tra đánh giá như sau:
Số trẻ
Tích cực, hứng thú trong âm nhạc
Năm học 2008-2009
36
Tốt
8/36 cháu = 22,22%
36
khá
12/36 cháu = 33,33%
36
Trung bình
10/36 cháu = 27,78%
36
Yếu
6/36 cháu = 16,67%
Từ kết quả đánh giá trên tôi đã tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lớp tôi chưa hứng thú trong khi ca hát, không tích cực tham gia vào hoạt động giáo dục âm nhạc, chưa mạnh dạn phát huy hết khả năng của mình là do một số trẻ chưa thuộc bài hát hoặc quá thuộc bài hát, một số trẻ không hát đúng, một số trẻ ít được tiếp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thi Hồng Thanh
Dung lượng: 161,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)