SKKN đổi mới bữa ăn cho trẻ mầm non
Chia sẻ bởi Nguyễn Thanh Phong |
Ngày 05/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: SKKN đổi mới bữa ăn cho trẻ mầm non thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
QUẬN BÌNH THẠNH
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG MẦM NON 14
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI :
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC BỮA ĂN CHO TRẺ MẦM NON
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Họ tên người viết : Lê Thị Tuyết Vân
Chức vụ : Giáo viên
PHẦN 1:
I. Đặt vấn đề:
1. Do yêu cầu thực tế nhiệm vụ được giao:
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc – xã hội chủ nghĩa. Do yêu cầu thực tế nhiệm vụ xã hội ngày càng phát triển thì giá trị con người ngày càng được nâng cao. Để có những lớp người toàn diện, ngay từ khi thơ ấu đã phải chú trọng giáo dục trẻ cả về thể chất và tâm lý, trong đó sức khỏe là vốn quý của con người, nhất là đối với trẻ mầm non, ở lứa tuổi này cơ thể trẻ đang phát triển rất nhanh để không bị mất cân đối cần phải có chế độ chăm sóc hợp lý và toàn diện qua việc tổ chức bữa ăn tại trường mầm non.
2. Thực trạng khi chưa đổi mới:
Hiện nay đời sống kinh tế đã phát triển, tại gia đình các cháu đều đã bị ép ăn, khi đến lớp giờ ăn là lúc trẻ cảm thấy có nhiều áp lực, trẻ ăn một cách uể oải, chán nản bỏ bữa. Cô càng ép trẻ càng sợ hãi.
3. Những nguy cơ khi không đổi mới thực trạng:
Tổ chức bữa ăn theo cách thường nhật làm trẻ trở nên thụ động, đến giờ là trẻ chỉ vào bàn ăn. Từ thực tế đó, tôi nhận thấy rằng việc tổ chức “đổi mới bữa ăn cho trẻ” là rất quan trọng và cần thiết. Nếu không tổ chức tốt và khoa học sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ.
4. Nguyên nhân chủ yếu làm chất lượng thực trạng còn yếu kém:
Trẻ tham gia vào bữa ăn một cách nhàm chán, không hứng thú do thiếu vận động. Cần tác đông vào trẻ vì trẻ ham học hỏi khám phá. Cô yêu cầu trẻ cùng cô tổ chức giờ ăn, trẻ phát hiện ra những kiến thức mới về các loại thực phẩm, tầm quan trọng của thức ăn đối với phát triển cơ thể.
II/ Mục tiêu nghiên cứu cải tiến
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm là trẻ 5-6 tuổi tại lớp tôi phụ trách.
Giải quyết vấn đề mang lại hiệu quả:
Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Do đó, nó cần năng lượng để xây dựng. Năng lượng đó do thức ăn cung cấp vì thế thức ăn sẽ phát huy hết vai trò của mình khi cơ thể được vận động phù hợp, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý… Thường trong các bữa ăn của trẻ giáo viên chỉ chú ý làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức làm sao cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn… Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài” Tổ chức đổi mới bữa ăn cho trẻ mầm non 5-6 tuổi” tại lớp tôi phụ trách làm bài sáng kiến kinh nghiệm.
III/ Giải quyết vấn đề:
Cơ sở lý luận :
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”
Như chúng ta đã biết, trẻ nếu được nuôi dưỡng tốt, ăn uống đầy đủ,vận động hợp lý thì da dẻ hồng hào, thịt săn chắc. Vấn đề ăn uống đối với trẻ mầm non được quan tâm vì nó ảnh hưởng đến sức khoẻ và bệnh tật của trẻ. Nếu tổ chức tốt bữa ăn sẽ phát huy tốt khả năng, tính tự lập của trẻ như trẻ biết chuẩn bị sắp xếp bàn ăn như thế nào để thuận lợi cho lúc chọn thức ăn, biết trình bày món ăn sao cho đẹp mắt. Ngoài ra trẻ còn biết trang trí bàn ăn, trang trí thực đơn...Bên cạnh đó còn hình thành văn hóa ẩm thực cho trẻ. Trẻ biết chờ đợi đến lượt trật tự khi lấy thức ăn, lấy vừa đủ, không làm rơi vãi thức ăn, ăn hết xuất...
Trẻ đến trường nếu được tham gia tốt các hoạt động trong chế độ sinh hoạt 1ngày như thể dục sáng, hoạt động học tập, hoạt động ngoài trời … sẽ giúp trẻ hưng phấn, thèm ăn, ăn ngon miệng….Khi trẻ hoạt động tích cực sẽ tiêu hao nhiều năng lượng, đương nhiên nguồn cung cấp năng lượng cho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thanh Phong
Dung lượng: 73,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)