SKKN: Dạy âm nhạc MN
Chia sẻ bởi Lê Văn Hanh |
Ngày 06/10/2018 |
43
Chia sẻ tài liệu: SKKN: Dạy âm nhạc MN thuộc Lớp 5 tuổi
Nội dung tài liệu:
Phần A: Đặt vấn đề
Âm nhạc là một môn nghệ thuật, sử dụng và khai thác triệt để các yếu tố của âm thanh thông qua các hình tượng, âm nhạc xây dựng nên những tác phẩm phản ánh cuộc sống và những tình cảm hết sức đa dạng, phong phú của con người.
Không biết từ bao giờ, âm nhạc đã gắn liền với đời sống con người? khi con người cất tiếng khóc trào đời thì ngay lập tức những yếu tố đầu tiên của âm nhạc như lời ru lời nựng đã có ở bên con người. Con người sống trong âm nhạc, như sóng trong bầu không khí nó tồn tại như là không có song lại là yếu tố để đảm bảo sự sống của con người. Nhờ có âm nhạc con người cảm thấy yêu đời hơn, nó giúp con ngưòi bộc lộ cảm xúc của mình một cách tinh tế nhất.
- Đối với trẻ âm nhạc là phương tiện hiệu quả góp phần phát triển nhân cách trẻ một cách toàn diện.
- Giáo dục âm nhạc là một môn học độc lập của trẻ trước tuổi học, nó giúp trẻ nắm được một số khái niệm sơ đẳng về âm nhạc như khả năng nghe hát, nghe nhạc khả năng thể hiện một số tác phẩm âm nhạc đơn giản, đặc biện là khả năng cảm thụ nhịp điệu âm nhạc. Nếu cảm nhận âm nhạc tốt sẻ giúp trẻ cảm thụ thể hiện tác phẩm âm nhạc hiệu quả hơn, điều này đã được nhiều nước trên thế giới thử nghiệm và khẳng định.
- Từ đầu thế kỷ 20 nhà sư phạm âm nhạc Thụy Sỹ Giắc Dan Csos đã sử dụng các bài luyện riêng để phát triển ở trẻ trước tuổi học: Tai nghe, trí nhớ, sự chú ý đến âm nhạc các tính chất của vận động (yên tĩnh, sôi động)
Tâm lý học Xô Viết đã khẳng định rằng: Âm nhạc khi tác động vào cơ thể sẽ gợi ra hững phản ứng vận động tương ứng. Từ đó ta có thể nói rằng: để cảm thụ âm nhạc tốt thì một yếu tố quan trọng là khả năng cảm thụ nhịp điệu âm nhạc.
Trong thực tế ở trường tôi dạy và một số trường Mầm non ở thành phố Thanh hoá mà tôi đã có điều kịên để tiếp xúc qua, nhận xét bằng trực giác chủ quan của mình, việc giáo dục âm nhạc cho trẻ chủ yếu là dạy trẻ biết hát cùng cô một cách máy móc, chưa quan tâm đến mức độ cảm nhận tác phẩm âm nhạc của trẻ ra sao?. Nên tôi mạnh dạn tiến hành điều tra về khả năng cảm thụ nhịp điệu âm nhạc của trẻ mẫu giáo lớn nhằm nắm vững hơn nữa thực trạng và tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo lớn (5- 6 tuổi) nâng cao khả năng cảm thụ nhịp điệu âm nhạc.
II / Một số nét về tình hình nhà trường
1) Thuận lợi:
- Trường mầm non Đông sơn là một trường thuộc diện thành phố, được sự quan tâm của sở giáo dục, phòng giáo dục, UBND phường mà đặc biệt là sự tham
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Văn Hanh
Dung lượng: 51,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)