SKKN

Chia sẻ bởi Trần Trung Sơn | Ngày 06/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: SKKN thuộc Lớp 5 tuổi

Nội dung tài liệu:

Một số biện pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi
đóng kịch truyện kể văn học

I - Lý do chọn đề tài:
Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ thơ được tiếp xúc rất sớm ngay từ tuổi ấu thơ trẻ đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng - tha thiết qua những lời hát ru, được nghe những câu chuyện cổ tích ly kỳ - hấp hẫn đầy tình thương yêu và lòng nhân ái.
Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi chưa biết đọc nên trẻ chưa tự mình tiếp xúc trực tiếp với tác phẩm văn học, nên việc nắm bắt tác phẩm ở trẻ dường như phụ thuộc vào cô giáo. Cô giáo dẫn dắt trẻ LQTPVH không chỉ dừng lại ở việc đọc, kể mà còn bao gồm cả việc dạy cho trẻ kể lại chuyện một cách diễn cảm, sáng tạo và đóng vai các nhân vật trong chuyện (đóng kịch).
Dạy trẻ đóng kịch dựa vào cac câu chuyện đã được chuyển thể thành kịch bản là một hình thức cho trẻ LQTPVH mang tính chất trò chơi. Đây là một hình thức học tập tạo được nhiều sự hứng thú và sáng tạo ở trẻ. Thông qua việc thể hiện các vai trong truyện sẽ giúp cho trẻ hiểu sâu sắc hơn nội dung câu chuyện và tính cách của từng nhân vật trong chuyện. Từ đó sẽ giúp cho trẻ thể hiện vai diễn của mình thật nhuần nhuyễn qua từng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, nụ cười… Sự liên kết các câu, các từ, các vai diễn sẽ củng cố trí nhớ tăng cường khả năng ghi nhớ có chủ đích phát triển ngôn ngữ mạch lạc ở trẻ. Giúp cho người xem hiểu được đầy đủ ý nghĩa, nội dung, tính cách của nhân vật trong kịch bản.
Qua quá trình thử nghiệm trên trẻ - nghiên cứu tài liệu, bản thân tôi đã tìm ra một số biện pháp cơ bản để dạy trẻ LQTPVH qua hình thức đóng kịch.
II - Nhận thức cũ - tình trạng cũ:
Qua 3 năm thực hiện chuyên đề cho trẻ LQTPVH - chữ viết, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp - hình thức cho trẻ LQTPVH đã chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại truyện, kể chuyện sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. Song việc dạy trẻ đóng kịch còn có nhiều hạn chế.
- Chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ chuyện kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch - sự kiện - sự biến, lời thoại còn dài dòng khó hiểu, giáo viên còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên rời rạc - kém hấp dẫn
- Hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ: Âm thanh, cảnh trí, trang phục… làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút được sự chú ý của trẻ.
- Giáo viên chưa chủ động linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động đóng kịch cho trẻ - nếu có thì chủ yếu là trong tiết học. Còn trong các giờ chơi, các buổi sinh hoạt thì hấu như chưa có.
III - Biện pháp mới:
Trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề LQVH và chữ viết tôi đã thấy được tầm quan trọng của việc dạy trẻ đóng kịch kể chuyện TPVH nhằm phát triển
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Trung Sơn
Dung lượng: 22,25KB| Lượt tài: 1
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)